Banner tư vấn xklđ

tuvannhatban.blogspot.com chào mừng các bạn đến với blog. Hi vọng thông tin trên blog sẽ hữu ích với các ban. Nếu thấy hay hãy share bài viết ủng hộ tinh thần viết bài của tác giả nhé. Cảm ơn các bạn!

Xuất khẩu lao động - Các bài đăng mới nhất về XKLĐ:


Nên chọn mua máy ấp trứng Nhật Bản hay máy ấp trứng Việt Nam

Thị trường máy ấp trứng hiện nay được chia ra làm nhiều loại. Tùy theo cách phân loại của mỗi người mà có thể phân thành các loại khác nhau. Nếu chia theo xuất xứ thương hiệu thì có thể phân thành 3 loại là máy ấp trứng Nhật Bản, máy ấp trứng Trung Quốc và máy ấp trứng Việt Nam. Nếu bạn đang phân vân không biết nên mua máy ấp trứng loại nào thì hãy tham khảo ngay phân tích sau đây từ Traum Việt Nam.
Nên chọn mua máy ấp trứng Nhật Bản hay máy ấp trứng Việt Nam

Máy ấp trứng Việt Nam

Máy ấp trứng Việt Nam là các dòng máy được sản xuất trong nước. Để được gọi là hàng made in Việt Nam thì phải có tỉ lệ linh kiện nội địa hóa nhất định. Do đó, các bạn có thể hiểu rằng máy ấp trứng made in Việt Nam cũng có nhiều loại, có loại họ chỉ mua linh kiện trong nước về lắp ráp mà thành, loại này thường đơn giản thuộc loại máy ấp trứng tự chế. Cũng có những loại lại đặt hàng linh kiện trong nước và Trung Quốc sau đó lắp ráp lại mà thành, loại này có cả hàng giá rẻ và có cả hàng cao cấp tùy chất lượng linh kiện.
Máy ấp trứng Việt Nam khá đa dạng về cả mẫu mã cho đến chất lượng. Có nhiều hãng giá rẻ thì chất lượng bình thường, có những hãng giá cao thì chất lượng tốt. Thậm chí nếu so sánh thì máy ấp trứng Việt Nam cũng có nhiều hãng máy ấp trứng tự động có chất lượng tốt hàng đầu thị trường hiện nay.

Máy ấp trứng Nhật Bản

Dòng máy ấp trứng Nhật Bản là dòng máy được quảng cáo là man công nghệ Nhật Bản. Các bạn chú ý là công nghệ Nhật chứ không phải nhập khẩu từ Nhật Bản. Như vậy tức là loại máy ấp này chỉ sử dụng linh kiện của Nhật Bản hoặc áp dụng công nghệ ấp Nhật Bản mà thôi. Các bộ phận của máy hầu hết đều được sản xuất trong nước hoặc cũng có thể là nhập từ Trung Quốc theo đơn đặt hàng riêng.
Đặc điểm của máy ấp trứng công nghệ Nhật Bản chính là có nhiều tính năng độc lạ và được quảng cáo với nhiều tiện ích đi kèm. Nếu so sánh về mặt tính năng thì máy ấp trứng Nhật luôn là hãng có nhiều tính năng nhất. Giá bán của máy ấp trứng Nhật Bản cũng khá đắt và có thể nói là thuộc loại đắt nhất nhì trên thị trường. Bù lại với giá bán chính là chất lượng của máy, rất nhiêu người dùng đều đánh giá chất lượng của máy tốt, tỉ lệ nở cao, hoạt động ổn định.
Nên chọn mua máy ấp trứng Nhật Bản hay máy ấp trứng Việt Nam

Máy ấp trứng Trung Quốc

Nói là máy ấp trứng Trung Quốc còn thực ra là bộ điều khiển máy ấp Trung Quốc thì đúng hơn. Nhiều bên thường nhập các bộ điều khiển máy ấp của Trung Quốc về và bán với giá rẻ. Bộ điều khiển này thường được thiết kế tương đối đầy đủ, các bạn chỉ việc mua về và gắn vào thùng xốp, lắp thêm bóng đèn rồi cắm điện là dùng được ngay.
Đặc điểm của máy ấp trứng Trung Quốc là giá rẻ, ít tính năng nhưng chất lượng cũng khá bền. Một điểm cần lưu ý khi dùng máy ấp trứng của Trung Quốc đó là thường khó sửa chữa vì không có linh kiện thay thế, khi máy hỏng chắc bỏ đi mua bộ mới.

Nên chọn mua máy ấp trứng loại nào

Với những đánh giá trên, có thể thấy rằng máy ấp trứng nào cũng có đặc điểm là nếu giá thành đắt thì chất lượng tốt còn giá thành rẻ thì chất lượng bình thường. Do đó, nếu bạn đang muốn mua máy ấp trứng thì tùy vào nhu cầu mà bạn có thể cân nhắc mua loại máy ấp phù hợp túi tiền nhất. Nếu bạn muốn chất lượng thì nên mua máy ấp của Nhật Bản hay các dòng máy ấp trứng cao cấp của Việt Nam. Nếu muốn mua giá rẻ thì nên chọn dòng máy ấp giá rẻ của Việt Nam để có chế độ hậu mãi tốt nhất.

Các công ty xuất khẩu lao động phân bố như thế nào trên các tỉnh thành

Tiếp tục những bài viết chia sẻ về XKLĐ, hôm nay mình sẽ nói đến vấn đề các công ty xuất khẩu lao động phân bố như thế nào trên các tỉnh thành. Chuyện này chắc cũng không có gì khó hiểu mà cũng chẳng có giá trị để mà quan tâm, thế nhưng nếu biết nhiều hơn thì tội gì nhỉ.
Các công ty xuất khẩu lao động phân bố như thế nào trên các tỉnh thành

Các công ty xuất khẩu lao động tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP HCM

Khẳng định đầu tiên mà các bạn nên biết đó là các công ty XKLĐ chủ yếu tập trung ở Hà Nội và TP HCM. Nếu tính tỉ lệ thì phải đến 75% là ở Hà Nội, 20% là ở TP HCM, 5% ở các khu vực khác. Các bạn chỉ cần vào trang của Cục quản lý lao động ngoài nước là có thể thấy ngay các con số của mình đưa ra là có sơ sở. Nhìn vào danh sách các công ty XKLĐ ở miền bắc, miền trung và miền nam có thể thấy tỉ lệ miền Bắc chiếm đa số, miền trung ít và miền nam thì nhỉnh hơn miền trung nhưng kém xa miền bắc.

Về vấn đề tại sao các đơn vị lại tập trung chủ yếu ở Hà Nội. Cái này mình nghĩ chủ yếu do nhu cầu và uy tín. Một thời gian trước, số lượng lao động bị lừa đảo đi XKLĐ rất nhiều và lao động dần mất niềm tin với nhiều đơn vị "không rõ nguồn gốc xuất xứ". Do vậy, một công ty có trụ sở ở Hà Nội sẽ đáng tin cậy hơn rất nhiều và việc tới thủ đô để đăng ký cũng rất đáng tin cậy.
Xem thêm: https://traumvietnam.com/30-diem-co-ban-can-biet-ve-xkld-nhat-ban-2018

Các công ty XKLĐ lớn thường chọn văn phòng là các tòa nhà trung tâm

Nói ra có thể các bạn không tin, các đơn vị làm XKLĐ có siêu lợi nhuận. Chính vì thế, khi họ trở thành một đơn vị lớn hàng năm xuất cảnh hàng ngàn lao động thì chắc chắn họ sẽ chọn những tòa nhà lớn để làm trụ sở. Lý do đơn giản là thể hiện sự chuyên nghiệp, tạo uy tín từ cái nhìn của lao động và khẳng định "tôi là một đơn vị lớn".
Các công ty xuất khẩu lao động phân bố như thế nào trên các tỉnh thành

Các công ty XKLĐ vừa và nhỏ thường chọn văn phòng ở gần bến xe

Các đơn vị vừa và nhỏ thường chỉ cần thuê văn phòng nhỏ hoặc kiểu nhà dân để làm văn phòng là được. Do vậy, đê thuận tiện nhất, thường họ sẽ thuê ở các nơi gần bến xe. Ở Hà Nội, các bạn chỉ cần ở quanh bến xe hỏi thăm xe ôm là biết ngay vài nơi làm xuất khẩu lao động ngay. Ví dụ, ở Hà Nội có bến xe nước ngầm. Ngay gần đó là khu đô thị Linh Đàm, nơi đây tập trung hàng chục đơn vị làm xuất khẩu lao động Nhật Bản, làm du học, ...

Chắc các bạn sẽ lăn tăn tý là tại sao công ty lớn không chọn các bến xe mà lại chọn khu trung tâm phải không. Đơn giản vì các khu gần bến xe lại ít các tòa nhà lớn và công ty khi đạt được quy mô nhất định rồi thì họ quan tâm uy tín hơn. Vấn đề thuận tiện giao thông đi lại sẽ được các đầu mối chủ động hỗ trợ lao động coi như là dịch vụ của công ty thôi.

Độc quyền XKLĐ ở một số tỉnh thành

Vấn đề này muôn thủa rồi, ở Hà Nội hay TP HCM thì không nói. Đây là hai trung tâm kinh tế lớn nên mọi thứ đều phải công khai minh bạch, nhưng các địa phương vùng sâu vùng xa thì lại khác. Rất nhiều công ty XKLĐ muốn tiến quân đến nhưng khu vực đó rất khó. Tại sao ư? Đơn giản đó là vì chính quyền địa phương cản trở lấy lý do là cần giấy phép của tuyến trên. Từ đó vấn nạn giấy phép con ra đời lam đau đầu không ít công ty. 

Cũng nói thêm về vấn đề độc quyền này, các công ty ở các vùng này vì "liên kết" với chính quyền nên gần như một tay che trời và xuất hiện nhiều tình trạng canh tranh không lành mạnh dẫn đến lao động gần như không có quyền lựa chọn và bị thua thiệt rất nhiều. Do vậy, có thể nói rằng XKLĐ ở một số địa phương còn khó khăn không chỉ vì trình độ kiến thức thấp mà còn có sự cản trở nhất định từ cơ chế chính sách của địa phương.

Các công ty xuất khẩu lao động phân bố như thế nào trên các tỉnh thành chắc chả ai quan tâm là quoái gì đâu. Tuy nhiên nếu phân tích ra sẽ thấy nhiều con số cũng như nhiều vấn đề khá thú vị phải không. Vấn đề này mình giới hạn đến đây thôi nhé, lúc nào rảnh sẽ lại viết bài chém gió tiếp.

Hậu trường đằng sau một buổi phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản

Nếu bạn từng tham gia phỏng vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản chắc các bạn chỉ nhìn thấy những bề nổi của buổi phỏng vấn đó, còn bề chìm thì sao? Hậu trường đằng sau một buổi phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản như thế nào bạn có biết không, nếu không biết cố gắng đọc hết bài viết này để biết chút ít về hậu trường này nhé.
Hậu trường đằng sau một buổi phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản
Hậu trường đằng sau một buổi phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản

Hậu trường đằng sau một buổi phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản

1. Chuẩn bị hồ sơ

Thông thường các bạn tham gia phỏng vấn sẽ phải cũng cấp thông tin về sơ yếu lý lịch, giấy khám sức khỏe theo yêu cầu, một số giấy tờ và ảnh liên quan. Bộ phận hồ sơ sẽ phải chỉnh lý lại toàn bộ theo đúng mẫu và dịch toàn bộ sang tiếng Nhật rồi gửi sang cho đối tác (nghiệp đoàn và công ty tiếp nhận). Những cái này nhìn thì đơn giản nhưng đôi khi nhưng đơn hàng nào mà sát thời gian mới tuyển đủ hoặc đơn hàng phát sinh cần tuyển gấp thì cũng chạy tướt bơ mới xong đấy. Nhiều khi gấp phải làm việc đến 9 10h đêm mới xong là chuyện bình thường nhé, cũng vất vả lắm đấy.
Xem thêm: Phỏng vấn XKLĐ online cần chú ý những gì

2. Chuẩn bị cho phòng phỏng vấn

Phòng để phỏng vấn có hai loại, một là tại văn phòng hai là tại xưởng. Tại văn phòng thì đơn giản là chuẩn bị trà, nước lọc, một ít hoa quả, đặt biển tên, xếp ghế ... Còn tại xưởng thì lại phải mượn một phòng rồi cũng chuẩn bị như trên. Nhìn thì có vẻ cũng đơn giản nhưng phần hậu cần này cũng không thể thiếu và phải làm thật tỉ mỉ đấy.
Hậu trường đằng sau một buổi phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản
Hậu trường đằng sau một buổi phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản

3. Đón tiếp nghiệp đoàn và cán bộ của công ty tiếp nhận

Phần đón tiếp này là đương nhiên rồi, bên tuyển dụng bay từ Nhật qua để phỏng vấn, mình là chủ nhà phải nhiệt tình đón tiếp chứ. Thế nhưng làm sao phải thật có thành ý để các "sếp" thấy thoải mái khi đó phỏng vấn cũng sẽ thoải mái hơn. Phần hậu trường này kể ra thì rất vô vàn vì mỗi công ty đều khác nhau nhưng các bạn cứ liên tưởng chút là hình dung ra ngay. Khi các "sếp" bên Nhật qua Việt Nam, có khi sang trước 1 - 2 hôm để đi chơi, hoặc ở lại 1 - 2 hôm đi tham quan, du lịch. Lúc đó phía Việt Nam "tiếp khách" ra sao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ "hợp tác lâu dài" của hai bên đấy. Do vậy, cái này không xuề xòa được đâu.
Xem thêm: https://traumvietnam.com/30-diem-co-ban-can-biet-ve-xkld-nhat-ban-2018

4. Chân chạy lúc nào cũng phải có

Lúc phỏng vấn thường có một đội ngũ hỗ trợ, ít thì một người mà nhiều thì cả một đội luôn. Cái đội hỗ trợ này mình gọi chung là chân chạy. Đơn giản chỉ là nhiều khi đang phỏng vấn, các sếp Nhật nảy ra ý kiến mới cái là y rằng chạy loạn hết cả lên để đảm bảo đáp ứng yêu cầu của các "thượng đế". Nói vậy thôi chứ phát sinh cũng không nhiều vì trước đó phía Nhật sẽ báo trước để chuẩn bị rồi.
Hậu trường đằng sau một buổi phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản
Hậu trường đằng sau một buổi phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản

5. Cán bộ phiên dịch viên

Cán bộ phiên dịch viên là một phần rất quan trọng khi phỏng vấn vì các bạn không nói được tốt tiếng Nhật hoặc không biết tiếng Nhật sẽ do các phiên dịch viên của phái cử hỗ trợ dịch. Dù vậy, phiên dịch viên cũng có thể chèo lái rất tốt hướng đi của nhà tuyển dụng khi phiên dịch đấy. Lấy một ví dụ điển hình là sau khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng cũng sẽ "nhường" phái cử một chút và hỏi là trong số các bạn phỏng vấn thì bên phái cử thấy ai tốt hơn. Tuy chỉ là ý kiến hỏi thăm nhưng nó có nhiều hàm ý lắm đấy. Do vậy, đôi khi phiên dịch viên lại làm nên những điều không tưởng trong khi phỏng vấn (tin tôi đi >_<)

6. Tiễn đoàn

Sau khi phỏng vấn xong, mọi chuyện kết thúc tốt đẹp cũng là lúc tiễn đoàn phỏng vấn về. Lúc này quà cáp và những lời cảm ơn là không thể thiếu. Nếu làm tốt còn được hảo cảm từ nhà tuyển dụng và sau này còn có thể có những đơn hàng phỏng vấn tốt hơn. 

Hậu trường đằng sau một buổi phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản không đơn giản đâu nhé. Tuy chỉ là phần chìm nhưng phải bỏ ra rất nhiều công sức cũng như tâm huyết. Cái này mình chia sẻ ra để các bạn biết thế thôi chứ cũng chẳng ảnh hưởng gì đến các bạn cả. Tuy nhiên biết càng nhiều lại càng tốt phải không. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết chia sẻ sắp tới!

Xuất khẩu lao động - nam nhiều hay nữ nhiều

Ngày hôm nay thời tiết đẹp, se lạnh nên lại tiếp tục chém gió mùa đông bắc tý. Vấn đề hôm nay là Xuất khẩu lao động - nam nhiều hay nữ nhiều. Vấn đề này chắc không khó để trả lời nhưng vẫn là một chủ đề có thể mang ra bàn đúng không?
Xuất khẩu lao động - nam nhiều hay nữ nhiều

Xuất khẩu lao động - nam nhiều hay nữ nhiều

Dựa theo số liệu thống kê từ Cục quản lý lao động ngoài nước công bố, xuất khẩu lao động có số lượng nam nhiều hơn nữ. Ở thị trường Đài Loan, tỉ lện nam/nữ là 60/40, ở thị trường Nhật Bản, tỉ lện nam/nữ là 50/50, thị trường Hàn Quốc tỉ lệ nam/nữ là 90/10, ở thị trường Malaysia tỉ lệ nam/nữ khoảng 50/50.

Ngoài các thị trường chiếm phần lớn lao động đi làm việc ở nước ngoài như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, cũng có những thị trường rất đặc biệt như Rumania 99% là nam chỉ có 1 % là nữ. Thị trường Algeria, 100% là nam, thị trường Ả rập - Xê út 100% là nữ.

Từ những số liệu trên rút ra kết luận: nam đi xuất khẩu lao động nhiều hơn nữ.
Xem thêm: https://traumvietnam.com/30-diem-co-ban-can-biet-ve-xkld-nhat-ban-2018

Nhật Bản: cân bằng nam nữ

Theo các con số trên thì Nhật Bản là nước có số lượng nam nữ coi như là cân bằng nhất. Ở đây tại sao mình chỉ nói mỗi Nhật Bản đó là vì Nhật Bản hàng tháng có khoaảng 7000 lao động đi làm việc và tỉ lệ 50/50 thực ra không đúng nhưng tỉnh tổng số thì tỉ lệ này chấp nhận được. Còn một số nước cũng có tỉ lệ 50/50 nhưng thực tế là mỗi tháng chỉ có 100 người đi XKLĐ trong đó 50 nam 50 nữ, số lượng nhỏ nên mình không nêu ra nhé.

Vấn đề Nhật Bản vì sao lại cân bằng được nam nữ thì có vài lý do như các ngành nghề đầy đủ cho cả nam lẫn nữ, số lượng tuyển dụng nhiều và chế độ khá tốt. Chính vì đặc thù công việc vậy nên hiện tại có thể nỏi rằng đây là nước đang có tỉ lệ nam nữ đi xuất khẩu lao động Nhật Bản cần bằng.

Tại sao một số quốc gia chỉ có nam (nữ) đi XKLĐ

Như vừa nói trên rồi, tỉ lệ nam nữ cân bằng khi đi XKLĐ là vì việc làm đáp ứng đầy đủ cả nam và nữ, chế độ làm việc tốt ... vì thế nên có một số quốc gia chỉ có nam hay nữ đi XKLĐ là vì điều kiện đặc thù công việc thôi.

Nói như XKLĐ Rumania 99% là nam chỉ có 1 % là nữ, Algeria 100% là nam đây là vì các thị trường này chủ yếu cần lao động ngành xây dựng và có sức khỏe tốt nên chỉ toàn nam đi. Còn ví dụ như Ả Rập Xê út 100% nữ đi XKLĐ không có nam là vì các công việc chủ yếu là giúp việc gia đình, tất nhiên là chỉ có nữ mới làm thôi. 

Vấn đề tỉ lệ nam nữ đi XKLĐ chắc cũng chẳng phải bàn tán gì nhiều cũng chẳng phải đưa ra kết luận kết leo làm gì cho mệt. Mọi người biết vậy là tốt rồi phải không nào. Hẹn gặp lại các bạn trong một bài viết khác về các vấn đề XKLĐ nhé.

Bạn có biết tỉ lệ đỗ đơn hàng khi phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản là bao nhiêu không?

Bạn có biết tỉ lệ đỗ đơn hàng khi phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản là bao nhiêu không? 50%, 30% hay thấp hơn nữa. Cái này không nói chắc được nhưng cứ thảo luận vài điều mình biết chắc các bạn cũng sẽ nắm được một con số đại khái đấy nhỉ.
Bạn có biết tỉ lệ đỗ đơn hàng khi phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản là bao nhiêu không?

Tỉ lệ chọi khi tham gia phỏng vấn XKLĐ

Thông thường khi đăng ký xuất khẩu lao động Nhật Bản các bạn sẽ phải tham gia phỏng vấn đơn hàng. Khi tham gia phỏng vấn số lượng ứng viên thường gấp 3 so với số ứng viên sẽ trúng tuyển. Ví dụ phía Nhật Bản muốn tuyển 5 người thì sẽ có 15 ứng viên tham gia phỏng vấn. Tỉ lệ chọi khi tham gia phỏng vấn XKLĐ thông thường là 1 chọi 2. 
Xem thêm: https://traumvietnam.com/30-diem-co-ban-can-biet-ve-xkld-nhat-ban-2018
Đấy là thông thường, còn một số trường hợp tỉ lệ chọi có thể thấp hơn một chút hoặc cao hơn 1 chút. Trường hợp cao hơn một chút thì không đáng kể nhưng thấp hơn thì lại khá là đáng kể. Lý do là tuyển thêm người thì dễ nhưng một khi không tuyển được thì lại rất khó tuyển. Ví dụ những ngành nghề không yêu cầu cao thì vơ một cái được cả nắm thậm chí tranh nhau giành đơn hàng tốt. Nhưng một số đơn hàng yêu cầu tay nghề mà rất ít người muốn đăng ký thì bói cũng không ra, lúc đó có thể nói là đã thiếu người rồi lại càng thiếu hơn. Lúc này tỉ lệ chọi thậm chỉ chỉ là 1:1 thôi nhé.
Bạn có biết tỉ lệ đỗ đơn hàng khi phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản là bao nhiêu không?

Tỉ lệ đỗ đơn hàng khi phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản là bao nhiêu?

Theo tỉ lệ chọi như trên chúng ta có thể đánh giá ngay tỉ lệ đỗ đơn hàng khi phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản là 33% (1 chọi 2 mà). Còn đối với đơn hàng khó tuyển thì tỉ lệ đỗ thậm chí có thể lên đến 50% (1 chọi 1). Tỉ lệ này liệu có đúng?

Thực chất tỉ lệ này đúng đối với những đơn hàng tuyển ít. Lấy ví dụ đơn hàng chỉ tuyển 1 người, lúc đó phỏng vấn 3 người chọn 1. Tỉ lệ đỗ đơn là 33% không sai. Thế nhưng nếu tuyển 2 thì phỏng vấn 6 lấy 2, tuyển 5 phỏng vấn 15 lấy 5. Lúc đó tỉ lệ dường như vẫn là 33% như các bạn nghĩ nhỉ. Không đúng đâu nhé vì càng nhiều người phỏng vấn thì tỉ lệ đỗ không phải giữ nguyên vậy đâu mà sẽ bị giảm xuống nữa. Đây là kinh nghiệm mà mình rút ra đấy. Lý do là khi có 3 người, mỗi người đều có điểm nổi bật thì nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc khá dễ. Lúc có nhiều hơn, 15 người chẳng hạn, lúc đó sẽ có nhiều lựa chọn hơn và không hạn hẹp ở con số 3 nữa nên nhà tuyển dụng khi lựa chọn sẽ có thêm vài tiêu chí. Các tiêu chí này chỉ là ý kiến chủ quan của người tuyển nhưng cũng sẽ làm tỉ lệ trúng tuyển của bạn bị giảm đi.
Xem thêm: Đặc điểm một số ngành nghề khi đăng ký đi XKLĐ Nhật Bản các bạn nên biết
Mình sẽ lấy một ví dụ lớn hơn để các bạn hiểu tại sao mình nhận định như vậy nhé. Trong một buổi phỏng vấn đơn hàng lớn lấy 40 lao động tức là sẽ có khoảng 120 ứng viên tham gia. Nếu làm việc công bằng và bình xét như một cái máy thì sau khi phỏng vấn xong sẽ có ngay kết quả. Nhưng sự thực không phải vậy, con người làm việc theo cảm tình khá nhiều và trong số hơn 100 ứng viên kia sẽ có vài bạn được nhà tuyển dụng cảm thấy hứng thú (cao to đen hôi hay trắng trẻo xinh đẹp chẳng hạn :P). Do đó đấy mới là thứ ảnh hưởng đến quyết định của nhà tuyển dụng chứ ai đi nhớ được hết 100 người và đưa ra quyết định đâu.

Nếu nói tỉ lệ đỗ bao nhiêu % thì mình mạo muội đưa ra con số 30% nhé. Đây là tỉ lệ mình nghĩ là ổn trong trường hợp ứng viên khá đồng đều nhau. Các bạn nghĩ sao, tỉ lệ liệu có hơn con số 30% mà mình vừa đưa ra không?

Muốn đi lao động nước ngoài, hỏi ai bây giờ?

Muốn đi lao động nước ngoài, hỏi ai bây giờ? Hỏi chúa nhớ! ... Đùa thôi, nếu các bạn mà muốn đi lao động nước ngoài thì cũng có nhiều chỗ để hỏi uy tín lắm đấy. Nói ra có thể các cô các chú các bác không tin nhưng nếu không tin thì đọc thử xem mấy chỗ mình gợi ý xem có uy tín không đã nhé.
Muốn đi lao động nước ngoài, hỏi ai bây giờ?
Chú ý chú ý, những địa điểm mình đưa ra sau đây không có cái nào xếp trước cái nào và cái nào là uy tín hơn cái nào cả (mình thấy uy tín như nhau). Bạn nào không tin thì có thể tự mình kiểm chứng nhé. Sau đây sẽ là một số điểm có thể tìm được thông tin lao động ngoài nước uy tín mà mình biết.

Muốn đi lao động nước ngoài, hỏi những nơi sau nhé:

Cục quản lý lao động ngoài nước

Đây là đơn vị quản lý lao động ngoài nước, hầu như tất cả các lao động đi xuất khẩu lao động đều sẽ có tên ở đây và được Cục quản lý. Nếu bạn chưa biết hỏi thông tin về xuất khẩu lao động ở đâu, hãy tới ngay Cục quản lý lao động ngoài nước, gặp lễ tân để có thông tin chi tiết nhất nhé.
Website: http://dolab.gov.vn

Bộ Lao động Thương Binh và Xã Hội

Đây là cơ quan đầu ngành của nước ta chủ quản các vấn đề liên quan đến lao động trong và ngoài nước. Do Bộ bao quát hết mọi lĩnh vực liên quan nên có thể khi lên Bộ hỏi thông tin bộ sẽ trả lời trực tiếp hoặc yêu cầu bạn tới Cục quản lý lao động ngoài nước hoặc trung tâm lao động ngoài nước để được tư vấn cụ thể. Có thể nói rằng các thông tin của Bộ đều là thông tin chính thống và cực kỳ uy tín nhé.
Website: http://www.molisa.gov.vn

Trung tâm lao động ngoài nước

Đây là cơ quan được Bộ LĐTBXH ủy quyền việc tổ chức tuyển chọn lao động theo một số chương trình XKLĐ cụ thể như chương trình IM Japan (đi lao động Nhật Bản), EPS (đi lao động Hàn Quốc) hay chương trình điều dưỡng viên CHLB Đức ... Ngoài hỏi thông tin, các bạn có thể đăng ký đi lao động ngoài nước ở đây cũng được nhé.
Website: http://colab.gov.vn/

Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS)

Nghe tên thì các bạn chắc cũng hiểu rồi phải không, tuy nhiên VAMAS là hiệp hội được Bộ phê duyệt cho phép thành lập, cốt cán của hiệp hội cũng là những cán bộ uy tín từng làm trong lĩnh vực XKLĐ. Tới hiệp hội, bạn hoàn toàn có thể xin những tư vấn hữu ích và những gợi ý từ cơ quan này.
Website: http://www.vamas.com.vn/

Nên hỏi những gì?

Với những cơ quan trên, mình nghĩ là đã đủ uy tín để các bạn không phải sợ gặp phải lừa đảo. Dù vậy, nhiều khi mình thấy mọi người vẫn lúng túng và không biết phải hỏi những gì khi đến những cơ quan này cả. Do vậy mình sẽ gợi ý mọi người hỏi về một số vấn đề sau nhé:
  1. Hỏi về quy trình đi xuất khẩu lao động ngoài nước
  2. Hỏi về cách đăng ký đi xuất khẩu lao động
  3. Hỏi về chi phí để đi XKLĐ
  4. Hỏi chi tiết về công việc khi đi làm việc ở nước ngoài
  5. Hỏi về thời gian làm việc cũng như thời gian xuất cảnh
  6. Hỏi xem nên đăng ký ở đâu, ưu nhược điểm ra sao
  7. Quyền lợi và những rủi ro gặp phải
  8. Giải quyết tranh chấp khi có vấn đề xảy ra như thế nào
Xem thêm: https://traumvietnam.com/30-diem-co-ban-can-biet-ve-xkld-nhat-ban-2018
Với 8 câu hỏi trên, bạn hãy hỏi kỹ từng câu nhé. Chú ý là hỏi xong nghe phải hiểu, hiểu rồi hãy hỏi câu hỏi tiếp theo vì những câu hỏi này khá liên quan đến nhau. Do vậy, quan trọng nhất là các bạn phải hiểu, phải nắm được cái cốt lõi của nó chứ đừng nghe không thôi rồi để đấy. 

Chúc các bạn có những thông tin hữu ích từ những cơ quan trên!

Xuất khẩu lao động miễn phí, cơ hôi từ trên trời rơi xuống liệu có thật

Hôm nay vẫn mưa (bão về bà con ạ), mình lại chém bão tiếp. Chủ đề là Xuất khẩu lao động miễn phí, cơ hôi từ trên trời rơi xuống liệu có thật. Lý do minh viết bài dở hơi này là do mình thấy trên google có nhiều gợi ý kiểu như xuất khẩu lao động miễn phí, đi lao đông nước ngoài miễn phí, XKLĐ Nhật Bản miễn phí ... Chắc có nhiều người tìm từ này nên nó mới hiện. Do vậy viết một bài về nó luôn.
Xuất khẩu lao động miễn phí, "cục tiền" trên trời rơi xuống liệu có thật

Miễn phí và xuất khẩu lao động miễn phí

Miễn phí hay free là cụm từ được nhiều bạn trẻ nhắc đến. Miễn phí tức là không mất gì mà vẫn có, ok hẳn là không mất gì. Rồi, vậy còn xuất khẩu lao động miễn phí thì sao? chả lẽ các bạn cũng muốn đi xuất khẩu lao động mà không mất gì, chỉ cần 2 bàn tay trắng và một quyết tâm "ta là số 1" thế là mọi thứ dù cực khổ nhưng vẫn có thể vượt qua và đi đến đỉnh của thành công. Không đơn giản đâu các bạn ạ, mọi chuyện đều có cái giá của nó, không có cái gì là hoàn toàn miễn phí cả đâu. Các bạn nên nhớ như vậy là được rồi và thực tế là có chương trình xuất khẩu lao động mà không tốn một xu nào thậm chí còn được thêm cả tiền nữa. Thật đấy, không đùa đâu! 

Cơ hội từ trên trời rơi xuống liệu có thật

Như đã nói, có chương trình xuất khẩu lao động miễn phí. Đi XKLĐ miễn phí là có thật, lấy ví dụ luôn cho ai đang ngâm cứu đỡ sốt ruột nhé. Đi xuất khẩu lao động ở Ả Rập Xê Út hiện đang miễn phí toàn bộ chi phí từ visa vé máy bay cho đến đào tạo ... tất cả đài thọ 100% và còn cho thêm tiền nữa nhé. Thông thường ai đi còn hỗ trợ 20 - 40 triệu đồng/người luôn, đảm bảo đi là có lời đi là có lãi.

Mình thề mình hứa và đảm bảo là miễn phí 100%, còn cái tiền thưởng thêm kia thì tùy chỗ bạn đăng ký mà được ít hay được nhiều thì mình không dám chắc nhưng chắc chắn là bạn không mất một xu một đồng nào mà vẫn được đi XKLĐ nhé. Vậy, cơ hội trên trời rơi xuống là có thật và cơ hội này vẫn đang còn rất nhiều nhé.
Xem thêm: https://traumvietnam.com/xuat-khau-lao-dong-nhat-ban-khong-mat-phi-nhu-nao
Ngoài Ả Rập Xê Út, các thị trường khác không được miễn phí hoàn toàn như vậy đâu nhưng những thị trường Trung Đông đều có phí khá thấp. Thậm chí đi XKLĐ ở các nước quanh khu vực Đông Nam Á cũn có chi phí chấp nhận được chứ không hề cao đâu nhé. Còn nếu bạn nào muốn "dấn thân" vào thị trường lao động cao cấp với mức lương cao việc làm ngon thì phải kể đến Hàn Quốc, Đài Loan, Đức và Nhật Bản. Tất cả đều là thị trường cao cấp với lương hàng chục triệu mỗi tháng nhưng chi phí để đi cũng không hề ít. Nếu bạn muốn đi những nước đó mà tốn ít chi phí thì hãy chọn ngay Bộ LĐTB&XH để xin đăng ký nhé. Bộ chỉ thu một số chi phí đào tạo khá nhỏ thôi còn đâu thì gần như đài thọ toàn bộ. Nói chung là đi các chương trình qua Bộ sẽ có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với phái cử nhưng không phải là miễn phí hoàn toàn 100% nhé.
XKLĐ miễn phí

Cảm nhận cá nhân

Xuất khẩu lao động miễn phí, cơ hôi từ trên trời rơi xuống liệu có thật - tất nhiên là có thật nhưng chỉ là đối với thị trường Ả Rập Xê Út thôi nhé. Các nước khác đi đều mất phí dù không nhiều thì ít. Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, không mất phí nhưng mất cái khác đấy. Đã có rất nhiều lao động kêu cứu khi đi Ả Rập Xê Út làm việc. Có người bị đánh đập, bị nhốt, bị bỏ đói bỏ khát, đó là rủi ro và rủi ro này không hề nhỏ. Chính vì thế mà thị trường này thậm chí còn cho thêm tiền để mời lao động qua. Nói chung là miễn phí thì mất nhiều thứ khác sau này đấy.

Nếu bạn nào vẫn muốn đi xuất khẩu lao động miễn phí thì chọn Ả Rập Xê Út nhé!


XKLĐ 2018


Blog xuất khẩu lao động 2018 là blog được mình lập nên nhằm chia sẻ những kiến thức về XKLĐ cho những ai cần. Những thông tin trên Blog chỉ mang tính chất tham khảo, nếu có những thông tin còn chưa đúng các bạn hãy gửi phản hồi vào mục comment để mình kịp thời sửa lại nhé.
Rất cảm ơn các bạn đã đọc những dòng Credit này!

Xuat khau lao dong 2018

logo XKLĐ 2018

Bài đăng nổi bật

Đi lao động Nhật có nên bỏ trốn (nghiêm túc nha)

Hôm nay nói về một vấn đề xưa như trái đất đó là đi lao động Nhật có nên bỏ trốn không. Vấn đề này nói ra thì chả biết thế nào vì vẫn đang ...

nút cuộn đầu trang

Fanpage Vui Cười Lên

Blog Tư vấn Nhật Bản 2018

Mọi thông tin trên blog đều được giữ bản quyền bởi 2LAN. Các bạn nếu muốn lấy thông tin từ blog vui lòng ghi rõ nguồn tuvannhatban.blogspot.com (2LAN)

logo xkld 2018
Hỗ trợ tư vấn ở 63 tỉnh thành Việt nam

Quảng Ninh, Phú Thọ, Điện Biên, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Nam Định, Ninh Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La, Nghệ An, Hà Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Long re, Trà Vinh, Hải Dương, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau...

Hỗ trợ tư vấn ở 47 tỉnh thành Nhật Bản

Hokkaido, Ibaraki, Tochigi, Gunma, Saitama, Chiba, Tokyo, Kanagawa, Niigata, Toyama, Ishikawa, Fukui, Yamanashi, Nagano, Aomori, Iwate, Hyogo, Nara, Wakayama, Saga, Nagasaki, Kumamoto, Tottori, Shimane, Miyagi, Akita, Yamagata, Fukushima, Gifu, Shizuoka, Aichi, Mie, Shiga, Kyoto, Osaka, Okayama, Hiroshima, Yamaguchi, Tokushima, Kagawa, Ehime, Kochi, Fukuoka, Oita, Miyazaki, Kagoshima, Okinawa.