Đi lao động Nhật Bản chọn ngành nghề gì

Tiếp tục với chuyên mục tư vấn XKLD Nhật Bản, hôm nay chúng ta sẽ bàn luận đến vấn đề đi lao động Nhật Bản chọn ngành nghề gì nhé. Cái này cũng đơn giản thôi, không khó như các bạn nghĩ đâu.
Trước tiên, các bạn hãy xác định một số vấn đề trước khi lựa chọn nhé: bạn có tay nghề không, bạn bao nhiêu tuổi, sức khỏe của bạn tốt đến mức nào, bạn thích theo ngành gì, mục tiêu đi Nhật của bạn là gì. Sau khi xác định xong mấy vấn đề trên hãy đọc tiếp nhé.





Có tay nghề hãy theo đơn hàng phù hợp với tay nghề

Vấn đề này không nói cũng biết nhỉ, phải chọn đơn hàng nào đúng chuyên môn của mình chứ. Sẽ rất có lợi sau này đấy nhưng nếu tay nghề của bạn thuộc loại hiếm hoi thì đành chịu rồi. Trường hợp đó bạn nên đi theo đơn hàng phổ thông tức là đơn hàng tuyển lao động phổ thông đấy.

Mức lương

Cứ việc gì lương cao thì làm nhé, đừng ngại gì cả tất nhiên nên chú ý chút vì một số công việc liên quan đến linh kiện điện tử, nhựa, đúc kim loại sẽ không tránh khỏi độc hại nên các bạn cân nhắc nhé. Dù sao chỉ làm 3 năm mình thấy cũng không vấn đề gì, tầm 5 năm thì cẩn thận nhé.

Sở thích

Đối với các bạn không có tay nghề, sở thích cũng khá quan trọng đấy. Để có thể làm việc được lâu bạn nên chọn công việc mà bạn thích làm. Điều này khá quan trọng nhưng không quan trọng bằng hai tiêu chí trên đâu nhé.

Sức khỏe

Các bạn đi lao động tại Nhật đừng nghĩ mình khỏe mà tự hào nhé. Sang bên đó làm việc vất vả lắm đấy thế nên những công việc đòi hỏi sức khỏe nhiều như đi làm nông nghiệp các bạn hãy xem xét nhé.


Tiêu chí cuối cùng là ... không có tiêu chí gì

Lúc đầu nói về tiêu chuẩn chọn đơn thì hùng hổ lắm nhưng khi các bạn phỏng vấn mà trượt 3 - 4 thậm chí trượt cả chục lần rồi các bạn sẽ thấy oải vô cùng và chọn bừa đơn nào cũng được. Lúc đó tâm lý rồi mà, vậy nên nhiều khi "vạn sự tùy duyên" đừng lo lắng gì cả nhé.

Kinh nghiệm của mình chỉ được có vậy thôi. Nếu các bạn có kinh nghiệm gì khác thì chia sẻ nhé.

Bình luận cho bài viết này:

XKLĐ 2018


Blog xuất khẩu lao động 2018 là blog được mình lập nên nhằm chia sẻ những kiến thức về XKLĐ cho những ai cần. Những thông tin trên Blog chỉ mang tính chất tham khảo, nếu có những thông tin còn chưa đúng các bạn hãy gửi phản hồi vào mục comment để mình kịp thời sửa lại nhé.
Rất cảm ơn các bạn đã đọc những dòng Credit này!

Xuat khau lao dong 2018

logo XKLĐ 2018

Bài đăng nổi bật

Đi lao động Nhật có nên bỏ trốn (nghiêm túc nha)

Hôm nay nói về một vấn đề xưa như trái đất đó là đi lao động Nhật có nên bỏ trốn không. Vấn đề này nói ra thì chả biết thế nào vì vẫn đang ...

nút cuộn đầu trang

Fanpage Vui Cười Lên

Bạn đang xem bài viết: Đi lao động Nhật Bản chọn ngành nghề gì

Blog Tư vấn Nhật Bản 2018

Mọi thông tin trên blog đều được giữ bản quyền bởi 2LAN. Các bạn nếu muốn lấy thông tin từ blog vui lòng ghi rõ nguồn tuvannhatban.blogspot.com (2LAN)

logo xkld 2018
Hỗ trợ tư vấn ở 63 tỉnh thành Việt nam

Quảng Ninh, Phú Thọ, Điện Biên, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Nam Định, Ninh Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La, Nghệ An, Hà Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Long re, Trà Vinh, Hải Dương, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau...

Hỗ trợ tư vấn ở 47 tỉnh thành Nhật Bản

Hokkaido, Ibaraki, Tochigi, Gunma, Saitama, Chiba, Tokyo, Kanagawa, Niigata, Toyama, Ishikawa, Fukui, Yamanashi, Nagano, Aomori, Iwate, Hyogo, Nara, Wakayama, Saga, Nagasaki, Kumamoto, Tottori, Shimane, Miyagi, Akita, Yamagata, Fukushima, Gifu, Shizuoka, Aichi, Mie, Shiga, Kyoto, Osaka, Okayama, Hiroshima, Yamaguchi, Tokushima, Kagawa, Ehime, Kochi, Fukuoka, Oita, Miyazaki, Kagoshima, Okinawa.