Kinh nghiệm lao động Nhật Bản 2018 - Ngày hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn một điều không mới nhưng chẳng bao giờ cũ, đó là chủ đề giảm thuế khi đi XKLĐ Nhật Bản bằng chứng nhận phụng dưỡng. Vấn đề này hiện đang được rất nhiều bạn quan tâm vì nó rất thiết thực và cũng là quyền lợi chính đáng mà các bạn đáng được hưởng.
Xem thêm một số bài viết khác gần đây:
Các loại thuế phải nộp khi làm việc tại Nhật
Các loại thuế mà thực tập sinh Nhật Bản phải nộp khi làm việc tại Nhật gồm:
- Thuế thị dân và thuế huyện dân: hay còn gọi là thuế cư trú. Khi các bạn sống tại Nhật các bạn sẽ phải nộp thuế cư trú cho chính quyền địa phương để được đảm bảo các dịch vụ phúc lợi xã hội như thu gom rác thải, phòng cháy chữa cháy,…
- Thuế thu nhập: Đây là khoản thuế mà gần như ai cũng phải nộp. Theo quy định ở Nhật Bản thì nếu tổng thu nhập 1 năm dưới 103 man sẽ không cần phải nộp thuế thu nhập. Tuy nhiên, nếu tính theo mức thu nhập tối thiểu ở Nhật thì trừ khi thất nghiệp còn lại vẫn đi làm bình thường thì gần như ai cũng phải nộp khoản thuế này.
Giảm thuế khi đi XKLĐ Nhật Bản bằng chứng nhận phụng dưỡng
Như đã nói phía trên, chúng ta phải nộp 2 loại thuế là thuế thu nhập và thuế thị dân, huyện dân. Tuy là bắt buộc phải nộp nhưng nếu bạn thuộc một số trường hợp thì vẫn có thể được giảm thuế và đối với những thực tập sinh đi XKLĐ Nhật Bản thì thường giảm thuế bằng chứng nhận phụng dưỡng.
Xem thêm: Giảm thuế cho thực tập sinh Nhật Bản bằng chứng nhận nuôi dưỡng
Tức là các bạn đi làm việc tại Nhật, các bạn cần chứng minh rằng các bạn đang phải phụng dưỡng cha mẹ anh chị em ... hàng tháng các bạn đều gửi tiền về cho người các bạn phụng dưỡng và các bạn sẽ được giảm thuế. Cách để chứng minh các bạn phụng dưỡng đó là phải khai báo đối tượng mà các bạn phụng dưỡng và đưa ra những giấy tờ chứng minh các bạn gửi tiền về. Thủ tục cũng như làm như thế nào các bạn có thể yêu cầu công ty phái cử giúp các bạn làm (miễn phí nhé). Tuy nhiên các bạn cần chú ý một chút:
- Phải gửi tiền đứng tên người phụng dưỡng ( Phải có hoá đơn ghi rõ tên ng nhận đúng theo trong bản đăng ký phụng dưỡng)
- Con nhỏ là đối tượng phụng dưỡng nhưng lại không phải là đối tượng hoàn thuế do còn nhỏ không mở dc tài khoản. Nếu các cháu trên 16 tuổi thì bắt đầu được tính giảm.
- Không quy định 1 năm phải gửi bao nhiêu tiền hay bao nhiêu lần nhưng không được để thuế họ nghi ngờ nếu 1 năm chỉ gửi cho bố mẹ vài triệu tiêu vặt là không được.
- Có giấy chứng nhận mối quan hệ với người phụng dưỡng. Trường hợp TTS đưa chú đưa bác vào danh sách nhưng cũng nên chú ý. Vì có thể sau khi chuyển khoản chú (bác) ở Việt Nam lại tiêu số tiền bạn vừa chuyển về thì cũng không hay.
- Không quy định số người phụng dưỡng (lấy ví dụ như trường hợp nếu xin cho Bố thì 1 năm mình cũng dc giảm cỡ gần 4 triệu vnđ và còn tuỳ vào số tiền đóng)
- Hàng năm tiến hành xin vào tháng 1 và 2.
- Hình thức chuyển tiền phải chuyển khoản qua ngân hàng hoặc qua thẻ SBI, thẻ DCOM thì mới được sở thuế chấp nhận. Tuy nhiên khuyên các bạn nên gửi qua thẻ SBI hay DCOM vì phí gửi sẽ rẻ hơn nhiều so với chuyển khoản qua ngân hàng.
Giờ sau khi biết được một cách để giảm thuế, các bạn hãy nhờ công ty phái cử đưa bạn đi XKLĐ làm giúp các giấy tờ và hướng dẫn cho bạn phải làm thế nào nhé. Chúc các bạn thành công!