- Tư vấn về XKLĐ 2018
- Danh sách các trung tâm xuất khẩu lao động ở Gia Lai (update 12/12/2017)
- Danh sách các trung tâm xuất khẩu lao động ở Hải Phòng (update 12/12/2017)
- Danh sách các trung tâm xuất khẩu lao động ở Hưng Yên (update 10/12/2017)
- Hộ nghèo có đi lao động Nhật Bản được không
Luật mới về xuất khẩu lao động Nhật Bản 2018 có 6 điểm chính:
1. Kéo dài thời gian hợp đồng XKLĐ Nhật Bản từ 3 năm lên 5 năm
Đây có thể nói là tin tốt nhất mà nhiều bạn mong chờ về Luật mới. Việc kéo dài thời gian hợp đồng XKLĐ Nhật Bản từ 3 năm lên 5 năm đối với tất cả các ngành nghề XKLĐ Nhật Bản sẽ giúp cho nhiều lao động cố gắng hơn và hạn chế được phần nào tỉ lệ bỏ trốn.Xem thêm: 6 Thay đổi mới về xuất khẩu lao động Nhật Bản 2018
2. Tăng số lượng tiếp nhận lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản
Trước đây, Nhật Bản quy định mức khung dành cho các đơn vị tiếp nhận ở Nhật Bản. Mỗi công ty tùy theo quy mô và tiêu chuẩn chỉ được tiếp nhận số lượng thực tập sinh nhất định. Sang năm 2018, khi luật mới được thực hiện, số lượng thực tập sinh được phép tiếp nhận sẽ nhỉnh hơn so với trước kia và đặc biệt là các đơn vị thuộc loại ưu tú sẽ được tiếp nhận gấp đôi so với định mức bình thường.3. Quản lý cấp phép dành cho nghiệp đoàn ở Nhật Bản
Nghiệp đoàn ở Nhật sau khi có luật mới sẽ bị định nghĩa lại. Nghiệp đoàn là gì? Nghiệp đoàn phải đáp ứng được những yêu cầu sau:- Là pháp nhân Nhật bản hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
- Là đơn vị có năng lực tài chính cơ bản để vận hành việc quản lý một cách đúng đắn.
- Là đơn vị có đủ năng lực để quản lý đúng quy định theo các tiêu chuẩn được quy định.
- Có biện pháp để quản lý thông tin cá nhân một cách phù hợp.
- Ký hợp đồng với tổ chức nước ngoài việc sắp xếp cho thực tập sinh nước ngoài nahapj cảnh vào Nhật Bản.
- Có các biên pháp đối với cán bộ bên ngoài hoặc kiểm toán từ bên ngoài.
- Người đứng tên cho nghiệp đoàn phải là người có đủ năng lực để quản lý đúng quy định.
4. Thay thế JITCO bằng OTIT
Luật mới về xuất khẩu lao động Nhật Bản 2018 có một thay đổi khá quan trọng, JITCO sẽ không phải là đơn vị quản lý thực tập sinh nữa mà thay vào đó là một tổ chức khác OTIT - cơ quan quản lý chương trình TTS kỹ năng. OTIT sẽ có những chức năng sau:- Phê duyệt kế hoạch thực tập kỹ năng
- Hướng dẫn và hỗ trợ cho các thực tập sinh kỹ năng tại Nhật
- Kiểm tra, giám sát hoạt động của nghiệp đoàn và các đoàn thể quản lý khác
- Chấp nhận đăng ký của các công ty tiếp nhận mới
- Yêu cầu công ty tiếp nhận, nghiệp đoàn và các đoàn thể quản lý khác báo cáo về tình hình thực tập sinh (1 năm 1 lần đối với các tổ chức quản lý và 3 năm 1 lần đối với công ty tiếp nhận)
5. Thực tập sinh sẽ có thêm giấy chứng nhận kế hoạch thực tập sinh kỹ năng
Nói nôm na tức là thực tập sinh khi sang Nhật Bản làm việc sau mỗi khoảng thời gian nhất định sẽ phải thi để lên tay nghề. Trước đây, thi lên tay nghề đồng nghĩa với thực tập sinh sẽ được lên lương, công việc cũng được làm chuyên sâu hơn ... Theo Luật mới về xuất khẩu lao động Nhật Bản 2018, giờ sau khi thi lên tay nghề thực tập sinh còn được giấy chứng nhận kế hoạch thực tập sinh kỹ năng.Khi thực tập sinh mới sang Nhật, thực tập sinh đó sẽ thuộc chương trình thực tập sinh kỹ năng số 1. Sau năm đầu tiên thực tập sinh sẽ phải thi tay nghề để chuyên sang chương trình thực tập sinh kỹ năng số 2 (năm thứ hai và năm thứ 3). Sau khi hết năm thứ 3, thực tập sinh sẽ phải thi tay nghề để đủ điều kiện chuyển sang chương trình thực tập sinh kỹ năng số 3 (năm thứ 4 và năm thứ 5).
6. Các đơn vị phái cử Việt Nam sẽ được cấp chứng nhận
- Là tổ chức có đủ năng lực thực hiện đưa thực tập sinh sang Nhật Bản được cơ quan nhà nước của nước phái cử giới thiệu.
- Tuyển chọn và đưa sang Nhật những thực tập sinh có ý thức hiểu rõ về mục đích ý nghĩa của chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản.
- Quy định rõ ràng công khai về tiền dịch vụ và các khoản phí khác thu của thực tập sinh.
- Thực hiện việc phái cử thực tập sinh theo luật và quy định của nước phái cử.
- Trong vòng 5 năm, không có các hành vi như làm giả giấy tờ liên quan đến thực tập sinh.
- Có chế độ hỗ trợ thực tập sinh sau khi về nước như hỗ trợ việc làm, tư vấn đầu tư, … để thực tập sinh có thể phát huy các kỹ năng học được tại Nhật một cách tốt nhất.
- Tuân thủ các yêu cầu và hợp tác với Bộ, ban ngành về các vấn đề liên quan đến thực tập sinh.
- Trong vòng 5 năm, không kiểm soát tiền hoặc bất kỳ tài sản nào của thực tập sinh hoặc của người thân của thực tập sinh liên quan đến phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản, bất kể việc thu tiền ký quỹ hay các khoản danh nghĩa nào.
- Trong vòng 5 năm, tổ chức và nhân viên không bị kết án tù hoặc các hình phạt nghiêm trọng hơn hoặc các hình phạt tương tự theo Luật và quy định của nước phái cử.
- Trong vòng 5 năm, liên quan đến hợp đồng thực tập sinh, không ký hợp đồng có điều khoản xử phạt hay hợp đồng chuyển tiền hoặc các tài sản khác một cách không hợp lý.