Xem thêm:
> Xuat khau lao dong Nhat Ban
> Đi lao động Nhật Bản chọn ngành nghề gì
> Đi lao động Nhật Bản có nên bỏ trốn (nghiêm túc)
Tỉ lệ trúng tuyển gần như nhau
Nói ra chắc các bạn hơi buồn nhưng khi phỏng vấn đi lao động Nhật Bản, phía Nhật Bản luôn yêu cầu số người phỏng vấn thường gấp 3 số người mà họ sẽ tiếp nhận, tức là nếu họ lấy 5 lao động, họ sẽ phỏng vấn 15 lao động để chọn ra 5 người họ ưng ý nhất. Vậy nên cho dù là những đơn hàng yêu cầu thấp cũng luôn có tỉ lệ đấu chọi là 1/3. Đã có cạnh tranh thì rất khốc liệt và không có lần phỏng vấn nào là dễ dàng đâu.
Các nghề hơi cá biệt dễ đỗ hơn
Nghề cá biệt mà tôi nói ở đây không phải là nghề gì đặc thù là là nguồn lao động đặc thù. Một số ngành nghề nhất định thường khan hiếm lao động đi xuất khẩu vì thế tình trạng chung sẽ là cung nhiều mà cầu ít dẫn đến tỉ lệ chọi của một đơn hàng thường sẽ thấp hơn mức 1/3 như trên mà có thể là 1/2 hay 1/1,5. Một nghề cá biệt mà tôi biết là may mặc, nghề này làm khá vất vả mà lương không phải đặc biệt cao. Nếu ở Việt Nam, làm may mặc như vậy cũng có thể được mức lương rất tốt nên ít lao động muốn đi sang Nhật làm việc.Dễ đỗ và dễ đi
Hai khái niệm này na ná như nhau nhưng đôi khi trong từng trường hợp lại khác nhau đấy. Nói về dễ đỗ và dễ đi có lẽ phải chia ra làm đơn hàng phổ thông và đơn hàng có tay nghề, đối với đơn hàng phổ thông theo tôi thấy đi làm nông nghiêp yêu cầu rất dễ và không khắt khe nên "dễ đi". Đối với đơn hàng cần tay nghề tôi nghĩ là đơn hàng tiện kim loại dễ đi nhất vì chỉ cần đào tạo nghề 2 tuần là có thể thao tác máy được rồi. Tuy nhiên các bạn cần chú ý nhé vì dễ đi đồng nghĩa với việc cạnh tranh khi phỏng vấn sẽ gay gắt hơn vì rất nhiều người có thể ứng tuyển đơn hàng dễ đi này.Như vậy, tổng kết lại là có nhiều đơn hàng dễ đi nhưng dễ đỗ thì lại rất khó nói còn phụ thuộc và nhiều yếu tố khác nên không hề có ngành nghề nào đi Nhật làm việc mà dễ đỗ cả. Thế nhé, nếu các bạn có ý kiến trái chiều cứ để lại comment mọi người cùng thảo luận nhé!!!