Tiền chống trượt xuất khẩu lao động là gì

Tu van XKLD Nhat Ban - Tiền chống trượt XKLĐ là gì - các bạn đã ai từng nghe đến khái niệm chống trượt hay tiền chống trượt chưa. Nếu chưa thì mình sẽ giải thích cho các bạn tiền chống trượt XKLĐ là gì và liệu có chống được trượt hay không nhé.
Tiền chống trượt xuất khẩu lao động là gì
Tiền chống trượt xuất khẩu lao động là gì - trước khi đi vào khái niệm này chúng ta cùng xem lại quy trình thi tuyển XKLĐ Nhật Bản để hiểu hơn chống trượt này là chống trượt cái gì và chống trượt như thế nào nhé.

Quy trình XKLĐ đi Nhật cơ bản gồm:

  1. Tuyển ứng viên đi lao dộng
  2. Làm hồ sơ ứng tuyển đơn hàng xuất khẩu lao động
  3. Thi tuyển lựa chọn ứng viên trúng tuyển (*)
  4. Học ngoại ngữ chờ xuất cảnh
  5. Xuất cảnh sang Nhật làm việc

Tiền chống trượt XKLĐ là gì

Tiền chống trượt XKLĐ là tiền mà lao động ứng tuyển đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản phải nộp (nộp cho ai thì không rõ nhé) để đảm bảo trúng tuyển khi thi tuyển đi làm việc ở Nhật Bản (*)

Một số thông tin về chống trượt XKLĐ (tin đồn)

Mình nói trước cái này là tin đồn thôi nhé. Một số bạn tham gia ứng tuyển đi XKLĐ có hỏi đi hỏi lại rằng sao công ty không có chống trượt và làm sao để chống trượt, nộp tiền chống trượt cho ai ở đâu ... bla bla bla. Mình thì thấy rằng công ty phái cử sẽ không có mục tiền chống trượt này và ít nhất là trên giấy tờ sẽ không có khoản chống trượt này. Vậy các bạn lao động nghe thông tin về chống trượt ở đâu? Mình nghĩ là các bạn nghe thông tin từ một vài người làm môi giới xuất khẩu lao động và mục đích là để các bạn nộp một số tiền "nho nhỏ" nhằm tăng khả năng trúng tuyển khi tham gia thi tuyển đơn hàng XKLĐ ... Tiền này các bạn sẽ chỉ nộp 1 lần cho đến khi trúng tuyển thì thôi và nếu làm đúng theo "hướng dẫn" thì khả năng cao là đỗ đơn hàng (tin đồn, chỉ là tin đồn thôi).

NOTE: số tiền "nhỏ nhỏ" này chắc là khoảng 2 - 5 triệu VNĐ đó

Có thực sự chống trượt được không?

Vẫn là băn khoăn muôn thủa "có thực sự chống trượt được không?" ờ thì, là ...và .... mà .... mình cũng không biết. hahaha. Thế nhưng mình sẽ nêu một vài suy luận của mình về cái gọi là chống trượt nhá. Nếu các bạn thấy đúng thi vote cho mình cái nhá. Ok

Trường hợp chống trượt 1: quân xanh quân đỏ

Nói là quân xanh quân đỏ chắc các bạn hiểu hiểu rồi nhỉ. Đôi khi thiếu người công ty có thể cho thêm "quân xanh quân đỏ" vào cho đủ quân số và mục đích là làm nền. Vậy thì quân xanh quân đỏ ở đây đóng vai trò gì trong việc chống trượt? Giả dụ có 6 người thi tuyển và lấy 2 người trúng tuyển trong 1 đơn hàng XKLĐ. Thế nhưng lại có 4 người là quân xanh quân đỏ, lúc đó các bạn nghĩ sao? Tỉ lệ 2 người không phải quân xanh quân đỏ trúng tuyển là bao nhiêu, liệu có được 100% không. Tự đoán nhé (đoán đúng có quà).

Trường hợp chống trượt 2: Tác động từ phía "trung gian"

Cái mà mình gọi là phía "trung gian" ở đây chính là người thông dịch khi phỏng vấn XKLĐ. Người thông dịch này cực kỳ quan trọng nhé. Nếu khéo léo người thông dịch này hoàn toàn có thể nắm bắt và điều hướng buổi phỏng vấn sang một "ngã rẽ" hoàn toàn khác. Giả dụ như này, một bạn rất có ưu thế khi đi phỏng vấn nhưng khi phỏng vấn trả lời câu hỏi lại bị người thông dịch dịch hơi khác đi một chút cũng khiến cho bạn này mất điểm trước nhà tuyển dụng trong khi chính bản thân bạn ấy lại không hề biết (vì có biết tiếng quoái đâu). Trong khi một bạn khác kém hơn nhưng khi dịch lại cho nhà tuyển dụng thì người thông dịch này lại nói tốt hơn so với nguyên bản. Ok, kết quả chắc các bạn nghĩ ra rồi nhỉ. Người cầm cân nảy mực và xoay chuyển mọi chuyện nằm ở đây chứ đâu, hahahaha.

Trường hợp chống trượt 3: Sửa kết quả thi

Trước đây, khi nhà tuyển dụng Nhật Bản sang Việt Nam tuyển lao động thường hay cho lao động làm các bài test toán, test IQ ... Nhưng dạo gần đây, trong nhiều đơn hàng thấy phía Nhật Bản giao phần làm bài test này cho phái cử và vấn đề có thể xuất hiện ở khâu này.

Một số bạn đã nộp "tiền chống trượt" sẽ được cung cấp và luyện làm các bài test này từ trước, nhờ vậy mà khi thi test điểm số sẽ cao hơn so với bình thường. Thậm chí là trong một số trường hợp còn được ... nâng điểm lên nữa khiến cho lúc phỏng vấn các bạn được đánh giá cao hơn những bạn khác. Cái này chả khác gì một người có "phao" và một người thì không có "phao" lúc đi thi ấy.

Ok, giờ ta tổng hợp lại cả 3 cách chống trượt trên và gộp vào làm 1. Bây giờ thì các bạn nghĩ tỉ lệ trượt của mình là bao nhiêu và số tiền chống trượt các bạn nộp có đáng để dàn xếp ngần ấy thứ không. Câu trả lời mình không đưa ra và cũng không chắc chắn điều gì cả, tất cả tuy chỉ là suy luận nhưng mà có lý chứ nhỉ? 
Cuối bài, các bạn đã biết tiền chống trượt là gì rồi vậy các bạn nghĩ liệu có chống trượt được hay không?




Từ khóa tìm kiếm bài viết:

  • Tiền chống trượt là gì
  • Tiền chống trượt XKLĐ là gì
  • Tiền chống trượt xuất khẩu lao động là gì
  • Tiền chống trượt XKLĐ Nhật Bản là gì
  • Tien chong truot la gi
  • Tien chong truot XKLD la gi
  • Tien chong truot xuat khau lao dong la gi
  • Tien chong truot XKLD Nhat Ban la gi

Bình luận cho bài viết này:

XKLĐ 2018


Blog xuất khẩu lao động 2018 là blog được mình lập nên nhằm chia sẻ những kiến thức về XKLĐ cho những ai cần. Những thông tin trên Blog chỉ mang tính chất tham khảo, nếu có những thông tin còn chưa đúng các bạn hãy gửi phản hồi vào mục comment để mình kịp thời sửa lại nhé.
Rất cảm ơn các bạn đã đọc những dòng Credit này!

Xuat khau lao dong 2018

logo XKLĐ 2018

Bài đăng nổi bật

Đi lao động Nhật có nên bỏ trốn (nghiêm túc nha)

Hôm nay nói về một vấn đề xưa như trái đất đó là đi lao động Nhật có nên bỏ trốn không. Vấn đề này nói ra thì chả biết thế nào vì vẫn đang ...

nút cuộn đầu trang

Fanpage Vui Cười Lên

Bạn đang xem bài viết: Tiền chống trượt xuất khẩu lao động là gì

Blog Tư vấn Nhật Bản 2018

Mọi thông tin trên blog đều được giữ bản quyền bởi 2LAN. Các bạn nếu muốn lấy thông tin từ blog vui lòng ghi rõ nguồn tuvannhatban.blogspot.com (2LAN)

logo xkld 2018
Hỗ trợ tư vấn ở 63 tỉnh thành Việt nam

Quảng Ninh, Phú Thọ, Điện Biên, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Nam Định, Ninh Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La, Nghệ An, Hà Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Long re, Trà Vinh, Hải Dương, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau...

Hỗ trợ tư vấn ở 47 tỉnh thành Nhật Bản

Hokkaido, Ibaraki, Tochigi, Gunma, Saitama, Chiba, Tokyo, Kanagawa, Niigata, Toyama, Ishikawa, Fukui, Yamanashi, Nagano, Aomori, Iwate, Hyogo, Nara, Wakayama, Saga, Nagasaki, Kumamoto, Tottori, Shimane, Miyagi, Akita, Yamagata, Fukushima, Gifu, Shizuoka, Aichi, Mie, Shiga, Kyoto, Osaka, Okayama, Hiroshima, Yamaguchi, Tokushima, Kagawa, Ehime, Kochi, Fukuoka, Oita, Miyazaki, Kagoshima, Okinawa.