Những ngày nghỉ lễ trong năm khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Chia se kinh nghiem XKLD - Bạn có biết những ngày nghỉ lễ trong năm khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Theo quy định của pháp luật, tất cả người dân Nhật và những lao động đang sinh sống, làm việc tại Nhật Bản mỗi năm sẽ được nghỉ tổng cộng 15 ngày lễ, những ngày lễ này áp dụng đối với cả các bạn thực tập sinh đi xuất khẩu lao động tại Nhật. Nếu những ngày lễ rơi vào chủ nhật thì người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày thứ hai kế tiếp. Nếu có một ngày nằm xen giữa 2 ngày lễ thì ngày đó người lao động cũng sẽ được nghỉ.
Những ngày nghỉ lễ trong năm khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Những ngày nghỉ lễ trong năm khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản bao gồm:

1. Ngày mồng một Tết: Đây là ngày lễ quan trọng nhất của Nhật Bản, nước Nhật có truyền thống đón mừng Tết Nguyên Đán theo dương lịch như các nước phương Tây. Bình thường người Nhật sẽ chuẩn bị đón năm mới từ ngày 31/12, những năm gần đây rất nhiều công ty cho nhân viên nghỉ từ ngày 30 tết đến hết ngày mồng 3 tết, họ sẽ bắt đầu công việc từ ngày mùng 4.
Xem thêm: http://traumvietnam.com/15-ngay-nghi-le-o-nhat-ban
2. Ngày lễ thành niên: Thời gian trước đây, ngày lễ thành niên được diễn ra vào 15 tháng 1 nhưng hiện nay đã được chuyển thành ngày Thứ Hai của tuần thứ 2 của tháng 1, ngày lễ này được tổ chức dành riêng cho những thanh niên tròn 20, đây là độ tuổi được xem là trưởng thành tại Nhật Bản.

3. Ngày Quốc khánh: Quốc khánh Nhật Bản là ngày 11 tháng 2. Theo lịch sử Nhật Bản, vào ngày này năm 660 trước Công Nguyên, Thiên Hoàng đầu tiên của Nhật chính thức đăng quang. Ngày quốc khánh được tổ chức rất long trọng với nhiều lễ hội và các đoàn diễu hành. Đây được xem là 1 trong 4 ngày lễ lớn nhất tại Nhật Bản.

4. Ngày Xuân phân 20 tháng 3: Ngày xuân phân được xem là ngày lễ hội được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới, tại Nhật Bản đây là một trong những ngày lễ chính thức của quốc gia để mọi người đi tảo mộ và đoàn tụ gia đình.

5. Ngày Chiêu Hòa: Diễn ra vào 29 tháng 4, đây là ngày sinh của cố Hoàng đế Chiêu Hoà. Trước năm 2007, ngày này được người Nhật gọi là ngày Xanh. Sau khi hoàng đế tạ thế người ta lấy ngày này làm ngày lễ giữ gìn màu xanh của thiên nhiên.

6. Ngày Hiến pháp: mồng 3 tháng 5: Bắt đầu từ năm 1947, ngày này chính thức được chọn làm kỷ niệm ngày hiến pháp Nhật được thiết lập, đánh dấu sự ra đời của một thể chế mới chính thức có hiệu lực sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.

7. Ngày lễ dân tộc mùng 4 tháng 5: Còn được người dân Nhật gọi là ngày Xanh, từ năm 2006 trở về trước, ngày Xanh được kỷ niệm vào ngày sinh của cố Hoàng Đế Chiêu Hòa 29 tháng 4, vì cố hoàng đế này rất yêu cây cối và thiên nhiên.

8. Ngày thiếu nhi mồng 5 tháng 5: Ngày tết thiếu nhi (Kodomo no hi) được xem là ngày cầu chúc cho tất cả trẻ em luôn được khỏe mạnh và hạnh phúc.

9. Ngày của biển: Ngày của biển được chọn làm quốc lễ của Nhật Bản bắt đầu từ năm 1996. Diễn ra vào thứ Hai của tuần thứ ba của tháng 7, được tổ chức để cảm ơn những gì mà biển đã ban tặng cũng như nhằm nâng cao ý thức của người dân Nhật về tầm quan trọng của biển với sự tồn tại và phát triển của quốc đảo này.

10. Ngày kính lão: Đây là ngày người Nhật dành để tạ ơn những đóng góp của người cao tuổi cho xã hội, mừng họ sống lâu, trong ngày này tại nhiều nơi ở Nhật Bản người dân cũng tụ tập ca múa hát để vui cùng người có tuổi và trẻ em được dạy làm các quà lưu niệm thủ công cho ông bà và các cụ trong gia đình.

11. Ngày thu phân (Ngày 23 tháng 9): Thường được tổ chức vào ngày 23 hoặc 24 tháng 9, để tưởng nhớ về những người đã khuất và tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Ngày này cũng giống như ngày xá tội vong nhân của nước ta.

12. Ngày thể dục thể thao: Trước đây được tổ chức vào ngày 10 tháng 10 nhưng hiện nay chuyển thành ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng 10. Chính thức ra đời kể từ năm 1966 nhằm kỷ niệm cho Olympic Tokyo 1964, đây là ngày lễ nhằm khuyến khích phong trào luyện tập thể dục thể thao.

13. Ngày Văn hóa: Được tổ chức vào ngày 3 tháng 11 hàng năm nhằm khích lệ cho sự trấn hưng và phát triển của nền văn hóa truyền thống. Chính thức ra đời từ năm 1946 nhằm kỷ niệm ngày hiến pháp Nhật được chính thức công bố.

14. Ngày lễ cảm tạ người lao động: Diễn ra vào ngày 23 tháng 11 nhằm tri ân, đề cao những giá trị của sức lao động đồng thời cảm tạ cho một vụ mùa bội thu. Ngày này được tổ chức khi vụ mùa kết thúc, người dân dân hiến tặng những sản vật mới thu hoạch để thể hiện lòng kính trọng thánh thần. Ngày này tương đương với ngày lễ tạ ơn của phương Tây.

15. Ngày sinh nhật của Nhật hoàng: Ngày 23 tháng 12 là ngày lễ nhân dịp sinh nhật của Nhật hoàng Bình Thành hiện nay, ngày này sẽ tiếp tục chừng nào Nhật hoàng còn sống và trị vì đất nước.

Các bạn nhớ kỹ những ngày nghỉ lễ này để có kế hoạch nghỉ ngơi thư giãn sau những giờ làm việc mệt nhọc ở Nhật Bản nhé.


Từ khóa tìm kiếm bài viết:

  • Những ngày nghỉ lễ trong năm khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
  • Làm việc tại Nhật được nghỉ những ngày nào trong năm
  • 15 ngày nghỉ lễ ở Nhật Bản
  • Nhung ngay nghi le trong nam khi di xuat khau lao dong Nhat Ban
  • Lam viec tai Nhat duoc nghi nhung ngay nao trong nam
  • 15 ngay nghi le o Nhat Ban

Bình luận cho bài viết này:

XKLĐ 2018


Blog xuất khẩu lao động 2018 là blog được mình lập nên nhằm chia sẻ những kiến thức về XKLĐ cho những ai cần. Những thông tin trên Blog chỉ mang tính chất tham khảo, nếu có những thông tin còn chưa đúng các bạn hãy gửi phản hồi vào mục comment để mình kịp thời sửa lại nhé.
Rất cảm ơn các bạn đã đọc những dòng Credit này!

Xuat khau lao dong 2018

logo XKLĐ 2018

Bài đăng nổi bật

Đi lao động Nhật có nên bỏ trốn (nghiêm túc nha)

Hôm nay nói về một vấn đề xưa như trái đất đó là đi lao động Nhật có nên bỏ trốn không. Vấn đề này nói ra thì chả biết thế nào vì vẫn đang ...

nút cuộn đầu trang

Fanpage Vui Cười Lên

Bạn đang xem bài viết: Những ngày nghỉ lễ trong năm khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Blog Tư vấn Nhật Bản 2018

Mọi thông tin trên blog đều được giữ bản quyền bởi 2LAN. Các bạn nếu muốn lấy thông tin từ blog vui lòng ghi rõ nguồn tuvannhatban.blogspot.com (2LAN)

logo xkld 2018
Hỗ trợ tư vấn ở 63 tỉnh thành Việt nam

Quảng Ninh, Phú Thọ, Điện Biên, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Nam Định, Ninh Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La, Nghệ An, Hà Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Long re, Trà Vinh, Hải Dương, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau...

Hỗ trợ tư vấn ở 47 tỉnh thành Nhật Bản

Hokkaido, Ibaraki, Tochigi, Gunma, Saitama, Chiba, Tokyo, Kanagawa, Niigata, Toyama, Ishikawa, Fukui, Yamanashi, Nagano, Aomori, Iwate, Hyogo, Nara, Wakayama, Saga, Nagasaki, Kumamoto, Tottori, Shimane, Miyagi, Akita, Yamagata, Fukushima, Gifu, Shizuoka, Aichi, Mie, Shiga, Kyoto, Osaka, Okayama, Hiroshima, Yamaguchi, Tokushima, Kagawa, Ehime, Kochi, Fukuoka, Oita, Miyazaki, Kagoshima, Okinawa.