Tiền chống trốn là gì

Tu van nhat ban - Tiền chống trốn là gì - cơ mà trốn là trốn cái gì ấy nhỉ mọi người. Đùa thôi, đầy đủ ra phải nói là tiền chống trốn XKLĐ là gì hay cũng có thể gọi là tiền cọc XKLĐ là gì mới đúng. Liên quan đến cái khái niệm này rất rất nhiều bạn biết nhưng mình vẫn cứ giải thích lại không nhiều bạn không biết nhưng cũng không thèm hỏi luôn ý.
Tiền chống trốn là gì

Tiền chống trốn là gì (chống trốn xuất khẩu lao động)

Tiền chống trốn là số tiền mà lao động đi xuất khẩu lao động phải nộp thêm cho công ty môi giới nhằm mục đích cam kết không bỏ trốn ra ngoài làm lao động bất hợp pháp ở nước ngoài. Số tiền chống trốn này thường sẽ được công ty môi giới thu sau đó gửi ngân hàng, đến khi các bạn lao động theo đúng hợp đồng về nước sẽ được nhận lại số tiền này cùng với số tiền lãi ngân hàng trong suốt thời gian đi lao động nước ngoài.

Tiền chốn trốn còn được gọi là tiền cọc, tiền cọc chống trốn, cọc chống trốn ... đều có ý nghĩa như là tiền chống trốn.
Xem thêm: http://traumvietnam.com/tien-chong-tron-la-gi

Vài quy định đối với tiền chống trốn

  • Số tiền chống trốn tùy theo cam kết giữa lao động và đơn vị môi giới, số tiền chống trốn có thể từ 100 đến 300 triệu VNĐ.
  • Tiền chống trốn sẽ được nộp vào ngân hàng theo kỳ hạn đúng bằng kỳ hạn các bạn đi lao động ở nước ngoài.
  • Tiền chống trốn sẽ đi kèm với một bản cam kết không trốn giữa lao động và công ty môi giới.
  • Tiền chống trốn sẽ được trả lại toàn bộ kèm theo số tiền lãi ngân hàng nếu lao động tuân thủ cam kết trên.
  • Theo quy định, tiền chống trốn xuất khẩu lao động sẽ căn cứ vào cam kết và thiệt hại của công ty trong trường hợp lao động không tuân thủ cam kết mà trả lại hoặc thu thêm của lao động.

Tiền chống trốn và những mặt tiêu cực

Mức phí khi thu tiền chống trốn được các doanh nghiệp Việt Nam đưa ra khoảng 5000 USD ~ 100 triệu VNĐ. Một mức phí rất cao đối với người lao động để ràng buộc trách nhiệm. Khoản tiền chống trốn này sẽ được gửi vào tài khoản ngân hàng theo quy định của nhà nước và sẽ được trả lại sau khi hoàn thành hợp đồng giữa lao động và doanh nghiệp. Số tiền chống trốn được trả lại bao gồm số tiền đã đóng với doanh nghiệp + số tiền lãi gửi ở ngân hàng.

Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng việc không nắm rõ luật về tiền chống trốn nên đã không trả số tiền lãi của lao động. Không chỉ thế, vì số tiền chống trốn là khá lớn nên nhiều doanh nghiệp thậm chí còn “mở đường” cho lao động bỏ trốn để lấy khoản tiền đặt cọc của lao động.

Với nhiều tiêu cực xảy ra xoay quanh tiền chống trốn, giữa năm 2010 Nhật Bản đã cấm doanh nghiệp thu tiền chống trốn của tu nghiệp sinh đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Đây là là tin mừng cho các lao động muốn sang Nhật Bản nhưng lại là nỗi lo của rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam vì thiệt hại  của việc lao động bỏ trốn không chỉ ảnh hưởng đến uy tín mà còn thiệt hại cả về mặt kinh tế đối với doanh nghiệp.

Bình luận cho bài viết này:

XKLĐ 2018


Blog xuất khẩu lao động 2018 là blog được mình lập nên nhằm chia sẻ những kiến thức về XKLĐ cho những ai cần. Những thông tin trên Blog chỉ mang tính chất tham khảo, nếu có những thông tin còn chưa đúng các bạn hãy gửi phản hồi vào mục comment để mình kịp thời sửa lại nhé.
Rất cảm ơn các bạn đã đọc những dòng Credit này!

Xuat khau lao dong 2018

logo XKLĐ 2018

Bài đăng nổi bật

Đi lao động Nhật có nên bỏ trốn (nghiêm túc nha)

Hôm nay nói về một vấn đề xưa như trái đất đó là đi lao động Nhật có nên bỏ trốn không. Vấn đề này nói ra thì chả biết thế nào vì vẫn đang ...

nút cuộn đầu trang

Fanpage Vui Cười Lên

Bạn đang xem bài viết: Tiền chống trốn là gì

Blog Tư vấn Nhật Bản 2018

Mọi thông tin trên blog đều được giữ bản quyền bởi 2LAN. Các bạn nếu muốn lấy thông tin từ blog vui lòng ghi rõ nguồn tuvannhatban.blogspot.com (2LAN)

logo xkld 2018
Hỗ trợ tư vấn ở 63 tỉnh thành Việt nam

Quảng Ninh, Phú Thọ, Điện Biên, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Nam Định, Ninh Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La, Nghệ An, Hà Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Long re, Trà Vinh, Hải Dương, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau...

Hỗ trợ tư vấn ở 47 tỉnh thành Nhật Bản

Hokkaido, Ibaraki, Tochigi, Gunma, Saitama, Chiba, Tokyo, Kanagawa, Niigata, Toyama, Ishikawa, Fukui, Yamanashi, Nagano, Aomori, Iwate, Hyogo, Nara, Wakayama, Saga, Nagasaki, Kumamoto, Tottori, Shimane, Miyagi, Akita, Yamagata, Fukushima, Gifu, Shizuoka, Aichi, Mie, Shiga, Kyoto, Osaka, Okayama, Hiroshima, Yamaguchi, Tokushima, Kagawa, Ehime, Kochi, Fukuoka, Oita, Miyazaki, Kagoshima, Okinawa.