Quy định về xử phạt hành chính đối với cá nhân vi phạm luật đi làm việc ở nước ngoài

Trong rất nhiều bài viết trước, mình có nói về những hậu quả của việc lao động Nhật Bản bỏ trốn rồi không nên thế này nên làm thế kia... bla bla bla. Tất cả chỉ là lý thuyết, có bạn còn bảo với mình là cái đấy nói ra cũng bằng không. Ok, mình chém cho sướng mồm thôi, do vậy hôm nay mình sẽ nói về Quy định về xử phạt hành chính đối với cá nhân vi phạm luật đi làm việc ở nước ngoài để cho các bạn kia biết và đừng bảo mình là ... nói nhảm nhé (cái này có căn cứ và theo luật pháp rõ ràng đấy).
Quy định về xử phạt hành chính đối với cá nhân vi phạm luật đi làm việc ở nước ngoài

Quy định về xử phạt hành chính đối với cá nhân vi phạm luật đi làm việc ở nước ngoài

  1. Phạt tiền từ 2 đến 5 triệu đối với cá nhân không đăng ký hợp đồng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  2. Phạt tiền từ 80 - 100 triệu đối với những lao động ở lại trái phép sau khi hết hạn hợp đồng, bỏ trốn dưới mọi hình thức và lôi kéo dụ dỗ ép buộc, lừa gạt những người khác bỏ trốn.
Xem thêm: https://traumvietnam.com/phat-lao-dong-100-trieu-vi-bo-trong-lieu-da-du-ran-de

Mức xử phạt cao hơn

  1. Nếu cá nhân đi lao động có những hành vi gây nguy hại cho độc lập chủ quyền, thống nhât toàn vẹn lảnh thổ ....sẽ bị quy vào tội phản quốc và mức xử phạt cao nhất là tử hình, thấp nhất là phạt tù từ 7 - 15 năm.
  2. Nếu cá nhân đi lao động có hoạt động tình báo phá hoại hoặc có hành vi tương tự liên quan sẽ bị quy vào tội làm gián điệp và có thể bị phạt tù từ 5  - 10 năm.
  3. Đối với lao động có hành vi chống chính quyền nhân dân sẽ bị phạt tù ít nhất là 5 năm và cao nhất là tù chung thân.
  4. Đối với các lao động có hành vi tổ chức, cưỡng ép lao động trốn sang nước ngoài hoặc bỏ trốn làm việc trái phép mức xử phạt nhẹ nhất là 2 năm tù và nặng nhất là 20 năm tù.

Đã có ai từng bị xử phạt hay chưa?

Theo mình biết thì có 2 lao động Đài Loan bỏ trốn đã bị trục xuất về nước và bị phạt hành chính mức 100 triệu đồng. Vụ việc này xảy ra cách đây khá lâu, khoảng 3 năm trước và từ đó thì cũng không thấy có trường hợp nào lên báo vị bị xử phạt hành chính. Ngoài ra, trong một số đợt vận động lao động bỏ trốn đầu thú, rất nhiều lao động đã ra đầu thú để về nước mà không phải chịu sự truy cứu nào của pháp luật.

Tại sao vẫn nhiều lao động bỏ trốn

Hiện nay do lao động đi làm việc nước ngoài được chính phủ khuyến khích rất nhiều. Có lẽ chính vì vậy mà vấn đề xử phạt lao động bỏ trốn vẫn chưa được làm "tới nơi tới chốn". Chính vì hình thức xử phạt chưa đủ răn đe nên nhiều lao động bất chấp rủi ro đã bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp.
Xem thêm: Đi lao động Nhật có nên bỏ trốn (nghiêm túc nha)
Ngoài ra, theo mình thì vấn đề ý thức cũng là vấn đề cốt lõi khiến nhiều lao động bỏ trốn. Thực tế, nếu các bạn làm ở trong nước mà chăm chỉ và tiết kiệm như ở Nhật thì mình cam đoan các bạn có thể kiếm được ít nhất là 60% so với sô tiền đi XKLĐ có được. Do vậy, vấn đề bỏ trốn vẫn do ý thức của người lao động là phần nhiều, phần nhỏ là đo có đối tượng lôi kéo dụ dỗ và một phần nhỏ nữa là do những lý do khác.

Kết

Những thông tin về luật trên được mình trích từ sách "Bản sắc văn hóa Việt Nam và các quy định chung đối với người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài" do Bộ LĐTXH  - Cục quản lý lao động ngoài nước phát hành miễn phí dành cho lao động Việt Nam đi làm việc ngoài nước (sách này không bán nhé). Mình nói có sách mách có chứng, vậy nên bạn nào bảo mình chém thì xem lại nhé.


Bình luận cho bài viết này:

XKLĐ 2018


Blog xuất khẩu lao động 2018 là blog được mình lập nên nhằm chia sẻ những kiến thức về XKLĐ cho những ai cần. Những thông tin trên Blog chỉ mang tính chất tham khảo, nếu có những thông tin còn chưa đúng các bạn hãy gửi phản hồi vào mục comment để mình kịp thời sửa lại nhé.
Rất cảm ơn các bạn đã đọc những dòng Credit này!

Xuat khau lao dong 2018

logo XKLĐ 2018

Bài đăng nổi bật

Đi lao động Nhật có nên bỏ trốn (nghiêm túc nha)

Hôm nay nói về một vấn đề xưa như trái đất đó là đi lao động Nhật có nên bỏ trốn không. Vấn đề này nói ra thì chả biết thế nào vì vẫn đang ...

nút cuộn đầu trang

Fanpage Vui Cười Lên

Bạn đang xem bài viết: Quy định về xử phạt hành chính đối với cá nhân vi phạm luật đi làm việc ở nước ngoài

Blog Tư vấn Nhật Bản 2018

Mọi thông tin trên blog đều được giữ bản quyền bởi 2LAN. Các bạn nếu muốn lấy thông tin từ blog vui lòng ghi rõ nguồn tuvannhatban.blogspot.com (2LAN)

logo xkld 2018
Hỗ trợ tư vấn ở 63 tỉnh thành Việt nam

Quảng Ninh, Phú Thọ, Điện Biên, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Nam Định, Ninh Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La, Nghệ An, Hà Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Long re, Trà Vinh, Hải Dương, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau...

Hỗ trợ tư vấn ở 47 tỉnh thành Nhật Bản

Hokkaido, Ibaraki, Tochigi, Gunma, Saitama, Chiba, Tokyo, Kanagawa, Niigata, Toyama, Ishikawa, Fukui, Yamanashi, Nagano, Aomori, Iwate, Hyogo, Nara, Wakayama, Saga, Nagasaki, Kumamoto, Tottori, Shimane, Miyagi, Akita, Yamagata, Fukushima, Gifu, Shizuoka, Aichi, Mie, Shiga, Kyoto, Osaka, Okayama, Hiroshima, Yamaguchi, Tokushima, Kagawa, Ehime, Kochi, Fukuoka, Oita, Miyazaki, Kagoshima, Okinawa.