Bóc mẽ thực tập sinh Nhật Bản làm nông nghiệp - khổ hơn cả Việt Nam

Chào cả nhà, các bạn nếu thấy cái tiêu đề giật gân của bài viết này mà click vào thì ... ok, các bạn sẽ thấy một sự thật của xuat khau lao dong Nhat Ban. Bóc mẽ thực tập sinh Nhật Bản làm nông nghiệp - khổ hơn cả Việt Nam. Vậy thực tập sinh Nhật bản làm nông nghiệp như thế nào, khổ ra sao và tại sao lại giật tip là "Bóc mẽ", cùng xem sao nhé.
Bóc mẽ thực tập sinh Nhật Bản làm nông nghiệp - khổ hơn cả Việt Nam

Đừng quá tin vào những lời mời chào đăng ký đơn hàng nông nghiệp

Xuất khẩu lao động sang Nhật trong vài năm gần đây có thể nói là phát triển vô cùng mạnh mẽ với đủ các ngành nghề khác nhau. Trong số đó nông nghiệp cũng là một ngành nghề khá phổ biến và được tuyển nhiều. Ưu điểm của ngành nghề này chính là không cần tay nghề, yêu cầu đối với lao động thấp thậm chí bị mù màu cũng có thể làm được. Nhược điểm thì chắc không cần nói nhiều nhỉ, làm nông nghiệp đương nhiên vất vả rồi.

Vậy thực tập sinh Nhật Bản làm nông nghiệp như thế nào? Mặc dù biết những thông tin cơ bản vậy nhưng khi các bạn gặp được các bên tư vấn thì họ thường sẽ lảng đi vấn đề làm việc vất vả hay điều kiện làm việc khó khăn mà họ sẽ thường ca ngợi nào là Nhật Bản văn minh, Nhật Bản làm việc chỉ phải bấm nút, Nhật Bản toàn lái ô tô ra đồng, Nhật bản tự động hóa hết rồi có phải làm gì đâu ... bla bla bla. Các bạn đừng tin nhé. Nước Nhật tuy hiện đại nhưng rất hại điện, do vậy họ vẫn rất tiết kiệm và trong nông nghiệp có rất nhiều công đoạn cần đến con người làm. Mà đã động tay động chân vào làm thì đường nhiên là vất vả rồi chứ nếu chỉ bấm nút thì cần gì tuyển lao động làm nông nghiệp, tuyển xừ một thằng bấm nút cho lành.
Bóc mẽ thực tập sinh Nhật Bản làm nông nghiệp - khổ hơn cả Việt Nam
Thực tập sinh Nhật Bản làm nông nghiệp

Thực tập sinh Nhật Bản làm nông nghiệp như thế nào

Nếu như không ngồi bấm nút với lái máy bay đi phun thuốc trừ sâu thì thực tập sinh Nhật Bản làm nông nghiệp như thế nào nhỉ? Bạn có thắc mắc không? Thắc mắc à, vậy thử xem thực tập sinh Nhật Bản làm nông nghiệp ra sao nhé.

Nông nghiệp là một công việc vất vả, ở Nhật cũng chia ra các loại hình nông nghiệp y như ở Việt Nam và cách chăn nuôi trồng trọt cũng vậy chỉ khác là họ áp dụng nhiều thứ tiên tiến hơn cũng như không sử dụng chất kích thích vào nông nghiệp. Tuy nhiên, không phải cái gì họ cũng có máy móc làm đâu nhé, mình nếu ra một ví dụ đơn giản như trong trại chăn nuôi bò thôi nhé. Rơm được vận chuyển từ kho chứa rơm đến chuồng bò bằng xe (tất nhiên rồi) thế nhưng các bạn có bao giờ nghĩ rằng làm sao để rơm nó bay được lên xe để chở đi không. Vâng, đúng như các bạn đang nghĩ rồi đấy, rơm được các bạn thực tập sinh bốc lên xe để chở đi và đó thuần túy là công việc chân tay khá nặng nhọc không khác gì làm bốc vác ở Việt Nam.
Xem thêm: https://traumvietnam.com/tag/don-hang-nong-nghiep
Lấy thêm ví dụ nữa nhé, ví dụ ở trong trang trại trồng ớt. Có thể họ có hệ thống tưới tự động mình chỉ phải bấm nút thật nhưng lúc thu hoạch ớt thì sao nhỉ. Thu hoạch ớt chả có máy nào làm được đâu, chính là phải nhờ vào sức của con người mới được đấy. Thu hoạch xong sẽ là sơ chế và đóng gói, nếu không thì phải đem đi sấy khô. Mà các trang trại thì lấy đâu ra dây chuyền sấy tự động, chính các bạn thực tập sinh sẽ phải sơ chế, cho ớt vào trong may say ot, sấy xong để nguội rồi cho vào túi để bảo quản. Lúc này chả có máy móc gì đâu nhé.
Bóc mẽ thực tập sinh Nhật Bản làm nông nghiệp - khổ hơn cả Việt Nam
Thực tập sinh Nhật Bản làm nông nghiệp

Việc làm thêm đơn hàng nông nghiệp ra sao?

Đi làm đơn hàng nông nghiệp tất nhiên cũng có việc làm thêm. Do điều kiện đặc thù nên có thể nói rằng việc làm thêm của đơn hàng này cũng rất đặc thù. Nhiều khi bò hay lớn sắp đến lúc đẻ, phải trực ở đó cả ngày chờ ấy chứ. Rồi nhiều khi vào vụ thu hoạch mà trời nằng, lại phải dậy đi làm lúc 5h sáng, nghỉ lúc trưa nắng và làm vào chiều tối. Nói chung là do điều kiện thời tiết ảnh hưởng nên làm ca bất thường chẳng ai kêu ca gì được. Nếu được ông chủ tốt thì họ tính tăng ca đàng hoàng cho chứ nếu ai đểu đểu tý thì họ toàn tính thiếu cho mình thôi, thật đấy.

Nếu tính cả việc làm thêm rồi nhiều thứ khác thì làm nông nghiệp cũng không phải là lựa chọn quá tồi. Chỉ mỗi cái là vất vả thôi, nếu được bác nào "lương thiện" thì bác ấy quý như con làm cũng được, còn số đen thì ... hức, các bạn phải nhẫn nhịn thôi.

Kết

Đi làm nông nghiệp ở Nhật Bản cũng rất vất vả chứ chả như mọi người nghĩ đâu. Chỉ có cái công việc nào con người không làm được thì họ dùng máy làm cho nhanh, chứ còn công việc nào làm được thì toàn dùng nhân lực mà làm. Nói chung là thực tập sinh Nhật Bản làm nông nghiệp khổ vãi cả ra đấy.

Bình luận cho bài viết này:

XKLĐ 2018


Blog xuất khẩu lao động 2018 là blog được mình lập nên nhằm chia sẻ những kiến thức về XKLĐ cho những ai cần. Những thông tin trên Blog chỉ mang tính chất tham khảo, nếu có những thông tin còn chưa đúng các bạn hãy gửi phản hồi vào mục comment để mình kịp thời sửa lại nhé.
Rất cảm ơn các bạn đã đọc những dòng Credit này!

Xuat khau lao dong 2018

logo XKLĐ 2018

Bài đăng nổi bật

Đi lao động Nhật có nên bỏ trốn (nghiêm túc nha)

Hôm nay nói về một vấn đề xưa như trái đất đó là đi lao động Nhật có nên bỏ trốn không. Vấn đề này nói ra thì chả biết thế nào vì vẫn đang ...

nút cuộn đầu trang

Fanpage Vui Cười Lên

Bạn đang xem bài viết: Bóc mẽ thực tập sinh Nhật Bản làm nông nghiệp - khổ hơn cả Việt Nam

Blog Tư vấn Nhật Bản 2018

Mọi thông tin trên blog đều được giữ bản quyền bởi 2LAN. Các bạn nếu muốn lấy thông tin từ blog vui lòng ghi rõ nguồn tuvannhatban.blogspot.com (2LAN)

logo xkld 2018
Hỗ trợ tư vấn ở 63 tỉnh thành Việt nam

Quảng Ninh, Phú Thọ, Điện Biên, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Nam Định, Ninh Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La, Nghệ An, Hà Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Long re, Trà Vinh, Hải Dương, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau...

Hỗ trợ tư vấn ở 47 tỉnh thành Nhật Bản

Hokkaido, Ibaraki, Tochigi, Gunma, Saitama, Chiba, Tokyo, Kanagawa, Niigata, Toyama, Ishikawa, Fukui, Yamanashi, Nagano, Aomori, Iwate, Hyogo, Nara, Wakayama, Saga, Nagasaki, Kumamoto, Tottori, Shimane, Miyagi, Akita, Yamagata, Fukushima, Gifu, Shizuoka, Aichi, Mie, Shiga, Kyoto, Osaka, Okayama, Hiroshima, Yamaguchi, Tokushima, Kagawa, Ehime, Kochi, Fukuoka, Oita, Miyazaki, Kagoshima, Okinawa.