Hậu trường đằng sau một buổi phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản

Nếu bạn từng tham gia phỏng vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản chắc các bạn chỉ nhìn thấy những bề nổi của buổi phỏng vấn đó, còn bề chìm thì sao? Hậu trường đằng sau một buổi phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản như thế nào bạn có biết không, nếu không biết cố gắng đọc hết bài viết này để biết chút ít về hậu trường này nhé.
Hậu trường đằng sau một buổi phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản
Hậu trường đằng sau một buổi phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản

Hậu trường đằng sau một buổi phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản

1. Chuẩn bị hồ sơ

Thông thường các bạn tham gia phỏng vấn sẽ phải cũng cấp thông tin về sơ yếu lý lịch, giấy khám sức khỏe theo yêu cầu, một số giấy tờ và ảnh liên quan. Bộ phận hồ sơ sẽ phải chỉnh lý lại toàn bộ theo đúng mẫu và dịch toàn bộ sang tiếng Nhật rồi gửi sang cho đối tác (nghiệp đoàn và công ty tiếp nhận). Những cái này nhìn thì đơn giản nhưng đôi khi nhưng đơn hàng nào mà sát thời gian mới tuyển đủ hoặc đơn hàng phát sinh cần tuyển gấp thì cũng chạy tướt bơ mới xong đấy. Nhiều khi gấp phải làm việc đến 9 10h đêm mới xong là chuyện bình thường nhé, cũng vất vả lắm đấy.
Xem thêm: Phỏng vấn XKLĐ online cần chú ý những gì

2. Chuẩn bị cho phòng phỏng vấn

Phòng để phỏng vấn có hai loại, một là tại văn phòng hai là tại xưởng. Tại văn phòng thì đơn giản là chuẩn bị trà, nước lọc, một ít hoa quả, đặt biển tên, xếp ghế ... Còn tại xưởng thì lại phải mượn một phòng rồi cũng chuẩn bị như trên. Nhìn thì có vẻ cũng đơn giản nhưng phần hậu cần này cũng không thể thiếu và phải làm thật tỉ mỉ đấy.
Hậu trường đằng sau một buổi phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản
Hậu trường đằng sau một buổi phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản

3. Đón tiếp nghiệp đoàn và cán bộ của công ty tiếp nhận

Phần đón tiếp này là đương nhiên rồi, bên tuyển dụng bay từ Nhật qua để phỏng vấn, mình là chủ nhà phải nhiệt tình đón tiếp chứ. Thế nhưng làm sao phải thật có thành ý để các "sếp" thấy thoải mái khi đó phỏng vấn cũng sẽ thoải mái hơn. Phần hậu trường này kể ra thì rất vô vàn vì mỗi công ty đều khác nhau nhưng các bạn cứ liên tưởng chút là hình dung ra ngay. Khi các "sếp" bên Nhật qua Việt Nam, có khi sang trước 1 - 2 hôm để đi chơi, hoặc ở lại 1 - 2 hôm đi tham quan, du lịch. Lúc đó phía Việt Nam "tiếp khách" ra sao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ "hợp tác lâu dài" của hai bên đấy. Do vậy, cái này không xuề xòa được đâu.
Xem thêm: https://traumvietnam.com/30-diem-co-ban-can-biet-ve-xkld-nhat-ban-2018

4. Chân chạy lúc nào cũng phải có

Lúc phỏng vấn thường có một đội ngũ hỗ trợ, ít thì một người mà nhiều thì cả một đội luôn. Cái đội hỗ trợ này mình gọi chung là chân chạy. Đơn giản chỉ là nhiều khi đang phỏng vấn, các sếp Nhật nảy ra ý kiến mới cái là y rằng chạy loạn hết cả lên để đảm bảo đáp ứng yêu cầu của các "thượng đế". Nói vậy thôi chứ phát sinh cũng không nhiều vì trước đó phía Nhật sẽ báo trước để chuẩn bị rồi.
Hậu trường đằng sau một buổi phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản
Hậu trường đằng sau một buổi phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản

5. Cán bộ phiên dịch viên

Cán bộ phiên dịch viên là một phần rất quan trọng khi phỏng vấn vì các bạn không nói được tốt tiếng Nhật hoặc không biết tiếng Nhật sẽ do các phiên dịch viên của phái cử hỗ trợ dịch. Dù vậy, phiên dịch viên cũng có thể chèo lái rất tốt hướng đi của nhà tuyển dụng khi phiên dịch đấy. Lấy một ví dụ điển hình là sau khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng cũng sẽ "nhường" phái cử một chút và hỏi là trong số các bạn phỏng vấn thì bên phái cử thấy ai tốt hơn. Tuy chỉ là ý kiến hỏi thăm nhưng nó có nhiều hàm ý lắm đấy. Do vậy, đôi khi phiên dịch viên lại làm nên những điều không tưởng trong khi phỏng vấn (tin tôi đi >_<)

6. Tiễn đoàn

Sau khi phỏng vấn xong, mọi chuyện kết thúc tốt đẹp cũng là lúc tiễn đoàn phỏng vấn về. Lúc này quà cáp và những lời cảm ơn là không thể thiếu. Nếu làm tốt còn được hảo cảm từ nhà tuyển dụng và sau này còn có thể có những đơn hàng phỏng vấn tốt hơn. 

Hậu trường đằng sau một buổi phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản không đơn giản đâu nhé. Tuy chỉ là phần chìm nhưng phải bỏ ra rất nhiều công sức cũng như tâm huyết. Cái này mình chia sẻ ra để các bạn biết thế thôi chứ cũng chẳng ảnh hưởng gì đến các bạn cả. Tuy nhiên biết càng nhiều lại càng tốt phải không. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết chia sẻ sắp tới!

Bình luận cho bài viết này:

XKLĐ 2018


Blog xuất khẩu lao động 2018 là blog được mình lập nên nhằm chia sẻ những kiến thức về XKLĐ cho những ai cần. Những thông tin trên Blog chỉ mang tính chất tham khảo, nếu có những thông tin còn chưa đúng các bạn hãy gửi phản hồi vào mục comment để mình kịp thời sửa lại nhé.
Rất cảm ơn các bạn đã đọc những dòng Credit này!

Xuat khau lao dong 2018

logo XKLĐ 2018

Bài đăng nổi bật

Đi lao động Nhật có nên bỏ trốn (nghiêm túc nha)

Hôm nay nói về một vấn đề xưa như trái đất đó là đi lao động Nhật có nên bỏ trốn không. Vấn đề này nói ra thì chả biết thế nào vì vẫn đang ...

nút cuộn đầu trang

Fanpage Vui Cười Lên

Bạn đang xem bài viết: Hậu trường đằng sau một buổi phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản

Blog Tư vấn Nhật Bản 2018

Mọi thông tin trên blog đều được giữ bản quyền bởi 2LAN. Các bạn nếu muốn lấy thông tin từ blog vui lòng ghi rõ nguồn tuvannhatban.blogspot.com (2LAN)

logo xkld 2018
Hỗ trợ tư vấn ở 63 tỉnh thành Việt nam

Quảng Ninh, Phú Thọ, Điện Biên, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Nam Định, Ninh Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La, Nghệ An, Hà Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Long re, Trà Vinh, Hải Dương, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau...

Hỗ trợ tư vấn ở 47 tỉnh thành Nhật Bản

Hokkaido, Ibaraki, Tochigi, Gunma, Saitama, Chiba, Tokyo, Kanagawa, Niigata, Toyama, Ishikawa, Fukui, Yamanashi, Nagano, Aomori, Iwate, Hyogo, Nara, Wakayama, Saga, Nagasaki, Kumamoto, Tottori, Shimane, Miyagi, Akita, Yamagata, Fukushima, Gifu, Shizuoka, Aichi, Mie, Shiga, Kyoto, Osaka, Okayama, Hiroshima, Yamaguchi, Tokushima, Kagawa, Ehime, Kochi, Fukuoka, Oita, Miyazaki, Kagoshima, Okinawa.